HOTLINE

Báo động đỏ: Viêm da tiếp xúc kiến ba khoang

Kiến ba khoang chứa dịch tiết độc nên tiếp xúc với da sẽ gây viêm da, bỏng da. Do đó, khi phát hiện kiến ba khoang bò trên da, tuyệt đối không được đập vào da khiến cho chất độc phát tán và lan rộng mà cố gắng chỉ đuổi nhẹ.

Thông thường, nếu chỉ bị tổn thương tại chỗ không có lan rộng toàn thân thì chỉ cần rửa sạch vết thương, sau đó bôi thuốc tại chỗ. Nếu tổn thương lan rộng toàn thân hoặc diện tích tổn thương lan rộng ra thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

 

 

Khi đã bị tổn thương do tiếp xúc kiến ba khoang, tuyệt đối không nên sờ vào vị trí tổn thương vì rất dễ làm vết thương lan rộng.

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh zona thần kinh hay còn gọi là giời leo.

Zona có tổn thương cơ bản là chùm mụn nước và mụn mủ thường mọc ở một vùng thần kinh chi phối ở nửa bên cơ thể, gây đau nhức trên bề mặt.

Để tránh tiếp xúc kiến ba khoang, các chuyên gia khuyến cáo vào mùa này, những người có thói quen đi ra ngoài vườn cây để làm vườn thì nên bận quần áo dài tay, tốt nhất là mang găng tay, găng chân để bảo vệ che chắn các vùng da trên cơ thể.

Sau khi làm vườn xong, nên tháo găng tay chân ra, rửa tay chân lại liền, tốt nhất là tắm rửa sơ qua rồi thay đồ ngay.

 

1. Tác hại do kiến ba khoang gây ra đối với con người:


Lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.

Đặc biệt, Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương tăng cao".

Tác hại của kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương trên da nhưng với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm. Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 - 36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y… tùy theo cách ta giết chúng.

Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona. Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nếu được trị thì sau một tuần sẽ hết. Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.


2. Cách phòng chống với kiến ba khoang và tiếp xúc với chúng:

Trước tình trạng kiến ba khoang đang tấn công tại nhiều khu dân cư, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu kiến ba khoang xuất hiện nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.

Ngoài ra, người dân có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:

+ Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào;

+ Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này;

+ Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.

+ Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết;

+ Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc.

+ Với mật độ kiến ba khoang nhiều, phun thuốc diệt kiến ba khoang tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng.

Kiến ba khoang chứa dịch tiết độc nên tiếp xúc với da sẽ gây viêm da, bỏng da. Do đó, khi phát hiện kiến ba khoang bò trên da, tuyệt đối không được đập vào da khiến cho chất độc phát tán và lan rộng mà cố gắng chỉ đuổi nhẹ.

Thông thường, nếu chỉ bị tổn thương tại chỗ không có lan rộng toàn thân thì chỉ cần rửa sạch vết thương, sau đó bôi thuốc tại chỗ. Nếu tổn thương lan rộng toàn thân hoặc diện tích tổn thương lan rộng ra thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Khi đã bị tổn thương do tiếp xúc kiến ba khoang, tuyệt đối không nên sờ vào vị trí tổn thương vì rất dễ làm vết thương lan rộng.

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh zona thần kinh hay còn gọi là giời leo.

Zona có tổn thương cơ bản là chùm mụn nước và mụn mủ thường mọc ở một vùng thần kinh chi phối ở nửa bên cơ thể, gây đau nhức trên bề mặt.

Để tránh tiếp xúc kiến ba khoang, các chuyên gia khuyến cáo vào mùa này, những người có thói quen đi ra ngoài vườn cây để làm vườn thì nên bận quần áo dài tay, tốt nhất là mang găng tay, găng chân để bảo vệ che chắn các vùng da trên cơ thể.

Sau khi làm vườn xong, nên tháo găng tay chân ra, rửa tay chân lại liền, tốt nhất là tắm rửa sơ qua rồi thay đồ ngay.

 

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3