HOTLINE

GIẢI MÃ CƠN HO VÀ CÁCH DỨT BỆNH CHO BÉ

Thời tiết lạnh ẩm của giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Thời điểm này cơn ho chính là báo hiệu sức đề kháng của cơ thể suy giảm và tỷ lệ bé mắc bệnh đường hô hấp tăng lên. Vậy khi trẻ ho, cha mẹ cần làm gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs Nguyễn Hữu Lĩnh - phụ trách Phòng khám Nhi tại Bệnh viện Quốc Tế Nam Sài Gòn 

Tại sao bé ho?

Ho là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp nhất của ho là nhiễm trùng hô hấp, như cảm lạnh thông thường (common cold). Những cơn ho thường là biểu hiệu của cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, ho còn là cách cơ thể tống các loại vi khuẩn, virus, chất nhầy ra khỏi phế quản.

Do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị ho vào thời điểm giao mùa. Trẻ nhỏ thường mắc 6-8 đợt nhiễm trùng hô hấp mỗi năm, thường là do vi rút. 

Điều trị ho tại nhà cho bé như thế nào?

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên:

  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Uống đủ nước
  • Ăn thức ăn lỏng
  • Theo dõi bé thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho nhiều
  • Có thể sử dụng mật ong giúp tăng sức đề kháng, sát khuẩn cho bé. Mật ong có thể giảm độ nặng và thời gian ho. (Cách dùng: Hòa 1-2 thìa trà mật ong vào một cốc nhỏ nước ấm cho trẻ uống 30 phút trước đi ngủ có thể giảm ho cho trẻ lớn hơn 12 tháng)

Và cần tránh: 

  • Tránh khói thuốc lá vì khói thuốc lá có thể làm ho nặng hơn. 

  • Các loại thuốc ho thông thường không khuyến cáo cho trẻ dưới 4 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ Nhi khoa. 

  • Thuốc ho thuộc họ opioid – như codeine không được sử dụng ở trẻ em. 

* Lưu ý: Khi trẻ có biểu hiện khó thở, thở nhanh thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức. 

Khi nào cần gặp bác sĩ Nhi khoa? 

Không phải khi nào bé bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt. Đa phần các triệu chứng sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên nếu bé gặp các tình trạng sau, hãy đưa bé đến bác sĩ gấp: 

  • Nếu trẻ sốt cao, thở mệt, ăn/uống kém hay tiểu ít hơn bình thường

  • Nếu ho có đàm, kéo dài trên 4 tuần cho dù trẻ không sốt

  • Ho kéo dài, đặc biệt vào ban đêm, cũng có thể là triệu chứng của hen phế quản (suyễn). Thông thường trẻ bị hen có thể có các triệu chứng khác đi kèm như khò khè hay khó thở. 

Mỗi khi trẻ bị ho, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều cảm thấy lo lắng cho con. Tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn khuyên cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng khi trẻ bị ho để có những phương pháp phù hợp cho cơn ho của trẻ. 

Nếu trẻ ho quá nhiều, kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Để đăng ký khám và điều trị cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn với Ths.Bs Nguyễn Hữu Lĩnh Quý Khách có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

 
  • share1
  • zalo
  • share3