HOTLINE

LOÃNG XƯƠNG SỰ NGUY HIỂM ÂM THẦM

Loãng xương -”sát thủ âm thầm” ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta khi đã bước sang độ tuổi trung niên. Điều nguy hiểm là bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương, nứt xương, lún đốt sống,...Nhận biết và phòng ngừa bệnh loãng xương trước những biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống qua bài chia sẻ sau:

 

Loãng xương:

Loãng xương (osteoporosis), là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn đến gãy xương với chân thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương, ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng ( gọi là gãy xương do loãng xương).

Loãng xương làm cho xương trở nên yếu và giòn - dễ gãy đến mức ngã hoặc thậm chí căng thẳng nhẹ như cúi xuống hoặc ho có thể gây ra gãy xương. Gãy xương liên quan đến loãng xương thường xảy ra ở hông, cổ tay, khuỷu tay hoặc cột sống…

 

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương:

Theo Hội Loãng xương TP.HCM thống kê, thế giới hiện có trên 200 triệu người bị loãng xương trong đó khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh. Những nhóm người có nguy cơ cao bị loãng xương phụ thuộc: 

  •  Giới tính: phụ nữ dễ bị loãng xương hơn so với nam giới.
  •  Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ Loãng xương.
  •  Tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
  •  Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.
  •  Có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…làm tăng thải Canxi qua đường thận và giảm hấp thu Canxi ở đường tiêu hóa.
  •  Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ mà không ăn uống đủ chất đặc biệt là Protid và Canxi để bù đắp lại.
  •  Các bệnh nhân mắc một số bệnh lý có thể gây loãng xương như đái tháo đường, cường giáp, viêm khớp dạng thấp,... sử dụng trong thời gian dài các thuốc chống đông, thuốc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là thuốc kháng viêm Corticoid.

 

Dấu hiệu của bệnh loãng xương:

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm trong thời gian khá dài với tình trạng giảm mật độ  xương và từ 50 tuổi trở đi thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng, vùng mấu háng hay thắt lưng. Các biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương thường:

  •  Đau xương: Người bệnh loãng xương thường xuyên đau nhức ở các đầu xương, đau nhức mỏi dọc ở các xương dài, có cảm giác đau như bị châm chích toàn thân, những cơn đau sẽ xảy ra nặng hơn về đêm và nghỉ ngơi cũng không làm cho triệu chứng này thuyên giảm.
  •  Đau cột sống: Các dấu hiệu đau như thắt ngang cột sống, hoặc sang một bên hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích và dẫn đến đau. Ngoài ra, đau cột sống còn kèm theo những triệu chứng như co cơ, cứng khớp, co rút cơ khi thay đổi tư thế, thuyên giảm khi nghỉ ngơi
  •  Cảm giác tê bì chân tay, có thể gây mất cảm giác
  •  Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao: Đây là triệu chứng cơ bản ở bệnh loãng xương. Khi lớn tuổi xuất hiện dấu hiệu gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc trẻ, do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.
  •  Các triệu chứng toàn thân: người bệnh có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường, sụt cân, vã mồ hôi, các khớp thường xuyên có dấu hiệu kêu ‘lục cục’

 

Loãng xương ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn:

Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của con người, làm cho người bệnh có cảm giác bản thân mình già hơn, yếu hơn, và khi đã gặp các biến chứng thì thực sự biến vấn đề này trở nên vô cùng trầm trọng. 

Gãy xương, đặc biệt là ở cột sống hoặc vùng khớp háng, là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. 

Gãy xương vùng khớp háng thường do ngã và có thể dẫn đến tàn tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau chấn thương.

Trong một số trường hợp, gãy xương cột sống có thể xảy ra ngay cả khi bạn không bị ngã. Xương tạo nên cột sống của bạn (đốt sống) có thể yếu đến mức xẹp đốt sống, dẫn đến đau lưng, mất chiều cao, tư thế gập người về phía trước và vẹo cột sống

loang_xuong_01_1_1

 

Phòng ngừa bệnh loãng xương:

 Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên có chế độ ăn uống đầy đủ, giàu Calcium, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, bớt cà phê, bớt nước ngọt có gas (như Coca v,v…), bớt muối, bớt rượu, đó là những cách chăm sóc sức khỏe bảo vệ bản thân mà bất cứ ai cũng đều có thể làm được

Nếu bạn đang ở độ tuổi trung niên và bị gãy xương khi ngã, bạn nên cân nhắc việc đi kiểm tra. Và tất cả phụ nữ, bất kể tình trạng xương thế nào, từ tuổi 60 nên được kiểm tra loãng xương.

Loãng xương có thể diễn ra từ từ, âm thầm kể cả khi bạn còn trẻ, nếu bạn hút thuốc lá, uống bia rượu, mắc bệnh nội tiết… Vì vậy nên quan tâm kiểm tra và thực hiện những biện pháp phòng ngừa loãng xương sớm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn trang bị công nghệ quét với chùm tia hình rẻ quạt DXA cho tốc độ nhanh hơn loại chùm tia bút chì khi đo mật độ xương. Osteodoctor chụp chiếu đồng thời xương đùi chỉ mất 18 giây và cột sống cũng chỉ mất 18 giây. Osteodoctor sử dụng hệ thống X -ray DXA (Dual Energy X - ray Absorptiometry - Hấp thụ năng lượng kép) cho kết quả chính xác hơn.

Máy đo loãng xương toàn thân Osonglife giúp:

  • Xác nhận chẩn đoán loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương
  • Dự đoán khả năng gãy xương trong tương lai
  • Xác định tỷ lệ mất xương
  • Xem xét việc điều trị có hiệu quả

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
  • share1
  • zalo
  • share3