HOTLINE

Những dấu hiệu cảnh báo và cách chăm sóc dành cho người bệnh lupus ban đỏ

Phát ban, ngón tay đổi màu và đau ngực là ba dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ hệ thống hay gọi tắt là lupus xảy ra khi hệ miễn dịch gặp sự cố. Căn bệnh ảnh hưởng đến da, khớp, tim, phổi, thận,… khiến toàn bộ cơ thể bị tàn phá. Một số trường hợp nặng cần phải ghép tạng.

Dù nguy hiểm đến vậy, lupus rất khó chẩn đoán bởi biểu hiện của các bệnh nhân rất khác nhau. Bên cạnh đó, triệu chứng lupus thường bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác.

Theo Prevention, để bảo vệ bản thân, cách tốt nhất là tự theo dõi và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy điều bất thường. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo lupus bạn cần ghi nhớ để

8_1

Vết phát ban hình con bướm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lupus

Phát ban trên mặt: Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của lupus là vết phát ban hình giống con bướm ở khu vực mũi và gò má. Khoảng 30% bệnh nhân lupus ghi nhận hiện tượng này.

Sốt kéo dài: Sốt xuất hiện khi cơ thể viêm nhiễm và trên thực tế, không ít người mắc lupus lên cơn sốt. Nếu bị sốt kéo dài hoặc tái phát liên tục, bạn hãy lập tức đi khám.

Da phát ban sau khi ra ngoài: Bệnh nhân lupus nhạy cảm với tia UV nên sau thời gian ở ngoài trời, họ dễ bị phát ban hoặc thậm chí loét da ở những vùng ít được che chắn như mặt, cổ, cánh tay.

Đau khớp: Lupus hay bị nhầm lẫn với viêm khớp vì cả hai căn bệnh đều khiến khớp trở nên cứng và đau, đặc biệt ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nếu thấy khó cử động sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu.

Sưng: Sưng hạch bạch huyết hoặc vùng da quanh mắt có thể là dấu hiệu của lupus. Một số bệnh nhân còn bị sưng bắp chân.

Rụng tóc: Lupus gây rụng tóc, để lại những mảnh hói nhỏ trên đầu và đôi khi đi kèm phát ban.

9_2

Ngón tay đổi màu do hội chứng Raynaud

Ngón tay, ngón chân bị tê và đổi màu: Một phần ba người mắc bệnh lupus xuất hiện hội chứng Raynaud khiến mạch máu cung cấp máu đến da nhỏ lại. Tuần hoàn bị cản trở, ngón tay, ngón chân sẽ bị tê và chuyển màu sang trắng hoặc tím.

Kiệt sức: Kiệt sức là lời phàn nàn hay gặp ở bệnh nhân lupus. Cảm giác này khác với sự mệt mỏi sau khi tập gym, chơi thể thao mà giống như "bị đập vào tường" đến mức không thể hoạt động.

Đau ngực: Đau ngực khi ho hoặc thở sâu cảnh báo tình trạng viêm màng phổi dễ bắt gặp khi mắc lupus. Bên cạnh đó, căn bệnh còn có thể gây viêm màng tim, làm bạn đau ngực khi nằm nhưng đỡ hơn nếu ngồi dậy và ngả về phía trước.

Loét miệng: Các vết loét ở miệng và mũi bệnh nhân lupus kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

10_1

Bệnh nhân lupus nổi các chấm đỏ trên da do mạch máu bị rò rỉ

Chấm đỏ trên da: Lupus có thể tấn công tiểu cầu, loại tế bào giúp con người cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại. Khi lượng tiểu cầu xuống thấp, da sẽ nổi nhiều chấm đỏ do mạch máu bị rò rỉ. Một số trường hợp còn chảy máu mũi hoặc nướu (khi đánh răng).

Đau đầu: 50% người bị lupus gặp vấn đề về trí nhớ, tập trung, nhận thức do căn bệnh tác động đến não cùng hệ thần kinh. Đi kèm với đó là nguy cơ đau nửa đầu tăng gấp đôi và hiện tượng tê, ngứa ran các dây thần kinh vận động, cảm giác. Đặc biệt, lupus có thể khiến người mới 30-40 tuổi đột quỵ.

Chế độ sinh hoạt và chăm sóc dành cho người bị Lupus ban đỏ

Ngoài việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh Lupus ban đỏ phát triển.

- Người bệnh cần tránh sang chấn tâm lý, có một cuộc sống lành mạnh, tăng cường vận động

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia tử ngoại tồn tại trong ánh nắng mặt trời. Bởi đây là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát hoặc tác động và làm nặng thêm những đợt cấp của bệnh.

- Người bệnh tuyệt đối không được ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột. Đặc biệt là ngưng dùng thuốc corticosteroid. Bởi hoạt động này cũng là nguyên nhân chính gây ra đợt cấp của bệnh.

- Không hút thuốc. Bởi thuốc lá có thể làm trầm trọng hơn những triệu chứng của bệnh Lupus xảy ra tại mạch máu và tim mạch của bạn. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Nghỉ ngơi vừa đủ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ nhận thấy cơ thể mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi và không nghỉ ngơi. Chính vì thế bạn chỉ nên nghỉ vừa đủ. Thay vì nằm bạn cần cố gắng vận động nhẹ nhàng.

- Người bị Lupus ban đỏ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung vào khẩu phần ăn của mình thực phẩm giàu omega-3, vitamin D. Người bệnh cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm không tốt nếu bệnh Lupus kèm theo huyết áp cao, vấn đề về tiêu hóa, suy thận. Cụ thể như thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt, rượu bia, thức uống có caffein…

- Người bị Lupus ban đỏ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, cụ thể như bổ sung vào khẩu phần ăn của mình thực phẩm giàu omega-3, vitamin D…

Như vậy bệnh Lupus ban đỏ là một bệnh lý không thể điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể được kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ đúng quy định trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cần có một thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh. Đồng thời tránh những tác nhân từ môi trường, không tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh phát triển và gây biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tham khảo: vnexpress.net, vov.vn, soytebackan.vn.

 
  • share1
  • zalo
  • share3