HOTLINE

Những điều cần biết về bệnh xơ cứng bì

Bệnh xơ cứng bì thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp.

21

Bệnh xơ cứng bì là gì?

Xơ cứng bì toàn thể là một bệnh hệ thống chưa rõ nguyên nhân với đặc điểm giảm độ đàn hồi, xơ cứng ở da, tổn thương vi mạch và tổn thương các cơ quan nội tạng (chủ yếu ở đường tiêu hóa, mạch máu, tim, phổi, thận).

Ai có thể bị mắc xơ cứng bì?

Xơ cứng bì toàn thể là một bệnh tự miễn dịch gặp chủ yếu ở nữ giới, chiếm 80% và thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Bệnh có tần suất gặp nhiều hơn ở quần thể người da đen với tỷ lệ 290/1 triệu dân, và tỷ lệ này ở người Châu Âu và Bắc Mỹ là 130-140/1 triệu dân.

Nguyên nhân bệnh xơ cứng bì

Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định chính xác gây ra bệnh xơ cứng bì, tuy nhiên có thể khẳng định đây không phải là bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái. Một số tác nhân làm tăng nguy cơ bị xơ bì cứng bao gồm:

- Di truyền học: Một số người có các biến thể gen nhất định và có thể gây ra xơ bì cứng. Điều này có nghĩa là xơ cứng bì có thể di truyền.

- Môi trường sống: Nhiều nghiên cứu cho thấy các triệu chứng xơ bì cứng có thể được kích hoạt khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc với một số loại virus và thuốc. Ngoài ra, hóa chất và dung môi cũng làm tăng nguy cơ xơ bì cứng.

- Vấn đề về hệ thống miễn dịch: Xơ bì cứng là bệnh tự miễn. Có 15 – 20% các trường hợp xơ bì cứng có liên quan đến các bệnh tự miễn khác như Lupus ban đỏ.

Triệu chứng bệnh bệnh xơ cứng bì

20_1

Hội chứng Raynaud

Xơ cứng bì là bệnh hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, vì vậy bạn cần biết cách nhận biết sớm để chữa trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng này:

- Xuất hiện các rối loạn vận mạch đầu chi do tác động của lạnh (hội chứng Raynaud).

- Khi bị lạnh, các ngón tay, ngón chân có cảm giác tê buốt, tím tái, mất cảm giác.

- Da tay có thể chuyển màu sắc, lúc trắng bệch, lúc thì tím, đỏ rồi lại trở về bình thường.

- Càng về sau, da càng mất cảm giác, lạnh và tím. Lâu dần, da đầu ngón tay khô cứng, dày lên, có cảm giác như teo lại, hoại tử khô, khó cầm nắm, gấp duỗi ngón tay.

- Móng khô, dễ gãy, có khía.

19_1

Những đặc điểm cho thấy bệnh đã nặng:

- Ngón tay co quắp lại, nhọn như móng chim, không duỗi ra được.

- Da mặt dần mất độ đàn hồi, trở nên căng bóng, không có nếp nhăn.

- Khuôn mặt mất biểu cảm, trông khô cứng.

- Miệng khó mở, gây nói ngọng nghịu.

- Xuất hiện các vùng mất sắc tố trên da.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, đau các khớp, cứng khớp biến dạng,…

Nếu bỏ qua những triệu chứng trên, bệnh xơ cứng bì sẽ làm tổn thương các cơ quan khác dẫn đến nuốt nghẹn, không co duỗi hay gập được tay chân, thậm chí co cứng da bụng đến mức không gập hay duỗi bụng được. Các đầu chi có thể bị tím đen, hoại tử. Ngoài ra, cơn đau do tổn thương dây thần kinh tam thoa, đau các khớp cũng sẽ xuất hiện. Người bệnh cũng có thể khó thở do tổn thương phổi, tổn thương tim gây viêm màng tim, tràn dịch màng tim,…

Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng ban đầu bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để ngăn chặn bệnh sớm nhất

Phòng ngừa bệnh xơ cứng bì

Để hạn chế các biến chứng và phòng ngừa bệnh xơ bì cứng, người bệnh có thể:

- Xây dựng lối sống tích cực, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và giảm tình trạng xơ cứng biểu bì da.

- Bảo vệ làn da bằng kem dưỡng và kem chống nắng. Tránh việc tắm nước quá nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng mạnh. Điều này có thể làm kích ứng và tổn thương da.

- Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm các mạch máu co lại và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hút thuốc cũng có thể gây hẹp vĩnh viễn các mạch máu và làm trầm trọng các vấn để ở phổi.

- Chế độ ăn uống khoa học, tránh các loại thức ăn làm tăng nguy cơ ợ nóng hoặc làm tăng axit dạ dày. Sử dụng thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng ở dạ dày.

- Mang găng tay để bảo vệ da khỏi thời tiết lạnh, kể cả khi sử dụng tủ lạnh. Khi cần tiếp xúc với thời tiết lạnh, hãy che mặt và đầu cẩn thận.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, soyte.namdinh.gov.vn, Sách hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp.

 
  • share1
  • zalo
  • share3