HOTLINE

Vặn cổ khi mỏi có bị thoái hóa khớp cổ?

Hàng ngày, bạn làm việc với máy tính và hay bị mỏi cổ nhưng việc bạn vặn cổ để cải thiện tình trạng mỏi dễ dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp cổ nên rất có hại cho khớp. Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gây chèn ép rễ thần kinh… làm tê lan xuống cánh tay, thắt lưng và đùi.

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa sống cổ, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

 

Thay vì vặn cổ bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp để giảm các giác mệt mỏi và làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Thay vì vặn cổ bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp để giảm các giác mệt mỏi và làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ.

Có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp:

  • Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay c, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ tự hết.
  • Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin hoặc dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.
  • Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.

Để phòng ngừa các biến chứng của đau mỏi vai gáy gây nên, chúng ta cần:

  • Tránh các tư thế sai trong lao động, làm việc, học tập và các sinh hoạt hàng ngày
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày với các bài tập phù hợp.
  • Trong chế độ ăn cần bổ sung canxi, kali, và các vitamin như B, C, E... để giúp hệ xương khớp cũng như cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh đột ngột.
  • Trong trường hợp cấp tính không xoa bóp, bấm huyệt hay tập vận động mạnh
  • Không nên xoay cổ, hay vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh đột ngột

Cổ cứng đờ vì đau mỏi vai gáy là biểu hiện của nhiều bệnh lý cột sống nguy hiểm. Khi thấy có triệu chứng như đau nhức cột sống cổ, cổ cứng đờ, đau có thể lan xuống vai, gáy thậm chí là tay và đầu gây ra chóng mặt, đau đầu, đau nhức cánh tay… hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn (NGH) để được thăm khám hoặc liên hệ số Hotline: 090.18.38.115 để được hỗ trợ.

 
  • share1
  • zalo
  • share3