HOTLINE

BỆNH TRĨ NGÀY CÀNG TRẺ HÓA - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Trĩ - căn bệnh khó nói nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng lâu ngày cho người bệnh. Đáng báo động hơn do chế độ dinh dưỡng không khoa học và thói quen ít vận động nên số người trẻ mắc bệnh trĩ ngày càng phổ biến.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Thói quen sinh hoạt, đặc thù nghề nghiệp, chế độ ăn uống không hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.

Ngày nay với nhịp sống hiện đại, chúng ta làm việc với điện thoại, máy tính nhiều hơn là làm việc vận động chân tay lâu dần trở nên lười vận động đặc biệt với dân văn phòng. Ngoài ra chế độ ăn uống thất thường, uống rượu bia kèm với đồ ăn không đảm bảo vệ sinh dẫn đến viêm trực tràng lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh trĩ

Dấu hiệu đầu tiên cần chú ý là tình trạng chảy máu có thể đi kèm cảm giác đau hoặc đi vệ sinh khó. Vết máu là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp khi bị bệnh trĩ. Ở cấp độ nhẹ, việc chảy máu có thể không gây đau đớn nên nhiều người chủ quan, thực tế, dù chỉ là vài giọt máu trên giấy vệ sinh hay trong bồn cầu lúc đi tiêu cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh trĩ.

Bên cạnh chảy máu, một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ khác thường bị bỏ qua là cảm giác ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn. Tuy chưa phát triển đến mức đau rát do nứt hậu môn như bệnh trĩ nặng, nhưng niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương có thể bài tiết ra dịch nhầy, gây ẩm ướt, ngứa rát và khó chịu cho người bệnh.

Với trĩ ngoại hoặc trĩ nội đến cấp độ nặng, búi trĩ sa lòi xuống dưới hậu môn, vùng da xung quanh có thể sưng hoặc loét, cơn đau đột ngột xuất hiện ở vùng hậu môn và đặc biệt đau đớn khi ngồi xuống hay đi vệ sinh.

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày và bổ sung một số loại tốt cho hệ tiêu hóa như nước lọc, nước ép trái cây, sữa chua, rau xanh, các loại củ, nấm…
  • Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị.
  • Tập thói quen đại tiện theo giờ và hạn chế tình trạng rặn khi đi cầu.
  • Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ngày giúp cải thiện nhu động ruột, hạn chế nguy cơ táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
  • Không nên ngồi quá lâu, nếu làm công việc văn phòng, nên đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.
  • Hạn chế thức khuya, căng thẳng và stress.
  • Có thể ngâm hậu môn với nước muối ấm để làm mềm vùng da xung quanh và giảm áp lực khi đại tiện.

Theo ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn: Bệnh trĩ là một căn bệnh khá nhạy cảm, vì thế nhiều người chọn âm thầm chịu đựng thay vì tìm đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị chuyên khoa. Thực tế bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng cách đơn giản và ít tốn kém khi được thăm khám kịp thời.


Khi có bất kỳ dấu hiệu nguy ngờ bệnh trĩ hãy Đặt lịch khám tư vấn trực tiếp tại chuyên khoa Ngoại Tổng hợp với ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương Quý khách có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

 
  • share1
  • zalo
  • share3