HOTLINE

Cảnh báo những căn bệnh dễ mắc phải khi trời nóng ẩm và cách phòng tránh

Thời tiết nóng ẩm, mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống, phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây nên một số bệnh cho con người như: Sởi, thủy đậu, tiêu chảy cấp... Do đó, để giữ gìn sức khỏe trong những ngày độ ẩm tăng cao, chúng ta cần ăn uống đủ chất, vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh sạch sẽ.

  1. Bệnh sởi

Sởi là căn bệnh xảy ra theo mùa, thường là đầu mùa xuân và đặc biệt, vào những ngày nóng ẩm. Bệnh sởi có khả năng lây lan nhanh chóng, tạo thành dịch bệnh vô cùng nguy hiểm.

51

Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Với người lớn, nếu không có miễn dịch phòng bệnh cũng có thể mắc phải với các triệu chứng như sốt, ho, phát ban...

Bệnh thường lây qua đường hô hấp với khả năng lây nhiễm rất nhanh. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm tai... thậm chí có thể gây tử vong. Tiêm phòng dịch bệnh là giải pháp duy nhất để ngăn ngừa căn bệnh này.

  1. Bệnh thủy đậu

Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho virus Varicella, một loại virus gây bệnh thủy đậu sinh sôi và phát triển. Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở cả trẻ em (phố biến hơn) và người lớn.

52

Biểu hiện rõ rệt của thủy đậu là những nốt tròn mọc khắp cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng, gây ngứa rồi chuyển thành mụn nước phồng rộp và khô sau 5-7 ngày. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao từ người này sang người khác theo nhiều con đường khác nhau.

Đây là căn bệnh lành tính, chúng vốn sẽ khỏi sau một thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu có khả năng bị nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí còn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay viêm màng não.

  1. Sốt

Thay đổi thời tiết, mưa nhiều, độ ẩm tăng cao nhiều ngày... là những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của dịch sốt virus.

53

Khi bị sốt virus, người bệnh sẽ có một số triệu chứng phổ biến như: Sốt cao trên 38,5 độ C; đau nhức cơ thể; ho; chảy nước mũi hay chán ăn; xuất hiện hạch ở vùng đầu, mặt cổ.

Thông thường, sốt virus là bệnh dễ lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Do đó, nếu có triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.

  1. Bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là dạng bệnh lý thường gặp đối với mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột, đặc biệt là virus Rota.

54

Virus Rota phát triển mạnh trong những ngày mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Tiêu chảy do virus Rota là căn bệnh có tính lây nhiễm cao, chủ yếu qua đường phân miệng, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ nhỏ vốn thích khám phá nên thường cho các vật cầm nắm được vào miệng, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ thường bị mất nước nặng, gây rối loạn điện giải và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

  1. Các bệnh về đường hô hấp

55

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh, nấm, vi sinh vật phát tán nhanh trong không khí, gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn...

Nếu không có những biện pháp điều trị hợp lý, khoa học, từ những triệu chứng nhẹ ban đầu sẽ trở thành bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Đặc biệt, thời gian gần đây là thời điểm bùng phát dịch viêm phổi cấp do chủng COVID-19 gây nên với những triệu chứng như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển dẫn tới tử vong. Do đó, mọi người cần có biện pháp phù hợp để đối phó với dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

  1. Bệnh về da

Thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao là điều kiện cho các loại vi khuẩn lây lan và phát triển, gây ra các bệnh về da.

56

Đa phần người bệnh chủ yếu bị dị ứng thời tiết, viêm da dị ứng, mề đay, viêm da, nấm da do côn trùng đốt hay mặc quần áo ẩm ướt.

Do đó, để hạn chế các bệnh liên quan đến làn da trong những ngày trời nóng ẩm, chúng ta nên làm sạch, chăm sóc làn da mỗi ngày, đồng thời giữ cho chăn màn, quần áo luôn khô ráo, sạch sẽ, thơm tho.

Cách phòng bệnh như thế nào?

Để hạn chế những căn bệnh do thời tiết nóng ẩm, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

50

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống: Thường xuyên lau chùi sàn nhà, đồ gia dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, khô thoáng sẽ giúp làm giảm vi khuẩn gây bệnh cho các thành viên trong gia đình. Để tránh ẩm ướt trong nhà, cần hạn chế mở cửa, dùng vôi sống hay máy điều hòa để hút ẩm.

- Vệ sinh cá nhân thường xuyên bằng cách rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay chứa cồn là một trong những cách đơn giản, giúp bạn phòng tránh bệnh tật một cách hiệu quả.

- Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, thủy đậu… Hạn chế đến những nơi đông người.

- Chế độ ăn và luyện tập: Hãy duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn nhiều vitamin qua các loại rau củ quả, hạn chế ăn đồ chứa chất béo hay dầu mỡ... để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Tư vấn của bác sĩ: Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Sởi, rubella, ho gà…). Khi thấy có các biểu hiện bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám và điều trị bệnh.

Nguồn tham khảo: khoahoc.tv, anninhthudo.vn

 
  • share1
  • zalo
  • share3