HOTLINE

Chăm sóc trẻ mắc cúm thế nào?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, tác nhân gây bệnh cúm hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc.

Khi trẻ bị cúm thường có những triệu chứng: Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi, kho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân, cảm giác mệt mỏi và yếu

41

Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý các điều sau:

Hạ sốt cho trẻ

- Nới rộng quần áo cho trẻ.

- Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. (Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.)

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4 - 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ C.

Vệ sinh đường hô hấp

- Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.(Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi rút vẫn bám lại trên khăn.)

- Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Dinh dưỡng

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.

38

- Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.

Phòng ngừa và ngăn chặn virus cúm lây lan

- Cúm có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm mỗi năm. Vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ mắc bệnh mãn tính có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.

- Bạn và những người trong gia đình nên tiêm phòng cúm để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm cúm từ gia đình.

- Bạn nên thường xuyên rửa tay và rửa tay cho bé bằng xà bông diệt khuẩn hoặc cồn.

- Luôn chú ý giữ ấm cho bé, tránh đưa bé đến nơi đông người, gần người bệnh hoặc vùng bệnh.

- Dạy bé che mũi và miệng bằng khăn giấy khi bé hắt hơi hoặc ho, hoặc dạy bé ho vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.

- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và đồ dùng cho bé, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

- Không cho bé dùng chung cốc, dụng cụ hoặc khăn với người khác.

- Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ.

- Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng các thực phẩm giàu dưỡng chất như cải bó xôi, thịt gà, trứng, thịt bò, cá ngừ…

Nguồn tham khảo:

  • soyte.namdinh.gov.vn
  • vtv.vn
  • marrybaby.vn
 
  • share1
  • zalo
  • share3