HOTLINE

Chọc dò tủy sống là gì? Có nguy hiểm không?

  1. Chọc dò tủy sống là gì?

Chọc dò tủy sống cũng thường được gọi là lấy dịch tủy sống (spinal tap). Thủ thuật này gồm việc chọc một kim nhỏ và dài vào lưng dưới để lấy chất dịch bao bọc tủy sống và não bộ. Chất này được gọi là dịch não tủy hoặc CSF (cerebralspinal fluid). Cây kim được chọc đúng cách vào túi dịch bên dưới cột tủy sống. Phần lưng dưới thường được xem là nơi an toàn nhất để lấy chất dịch này để gửi đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Việc này tương tự như thủ thuật giúp các phụ nữ giảm đau trong khi sinh nở gọi là ‘gây tê cột sống’ hoặc ‘gây tê ngoài màng cứng’ chỉ khác là trong các trường hợp sinh nở thì thuốc tê được tiêm vào chất dịch não tủy, thay vì lấy mẫu của dịch não tủy.

  1. Chọc dò tủy sống có đau không?

Rất nhiều người khi nghe đến chọc dò tủy sống đều rất lo lắng vì không biết lấy tủy có đau không? Các bác sĩ cho biết, chọc dò tủy sống thường sẽ không đau nhiều do bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê cục bộ tại vùng da cần chọc dò trước khi thực hiện thủ thuật.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng có thể sẽ cảm thấy hơi đau và ép nhẹ khi mũi kim chích vào, có cảm giác bị châm chích kéo dài khoảng vài dây. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhói xuống chân, hãy nói với bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh vị trí của kim, giúp bệnh nhân được dễ chịu hơn.

Hình minh họa chọc dịch tủy sống.

  1. Chọc dò tủy sống có nguy hiểm không?

Bác sĩ sẽ dùng một cây kim thật nhỏ để chích gây tê vùng da của người bệnh trước. Bệnh nhân sẽ cảm thấy như bị châm chích khi kim đâm vào da và gây tê tại chỗ. Việc này chỉ kéo dài khoảng vài giây.

Hầu hết mọi người không cảm thấy đau, nhưng có cảm giác có sức ép ở lưng, khi kim chọc dịch tủy sống được chích vào. Điều này thay đổi rất nhiều tùy bệnh nhân. Nếu người bệnh thấy đau nhói xuống chân, cần nói cho bác sĩ biết ngay để chỉnh sửa vị trí của kim giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Chọc dịch tủy sống được thực hiện rất thường xuyên tại khu cấp cứu và mặc dù bệnh nhân có thể cảm thấy hơi lo ngại, các thủ thuật này thực ra rất an toàn. Trong hầu hết các trường hợp, thủ thuật không gây vấn đề gì và không gây kết quả bất lợi. Các biến chứng khác như tổn hại dây thần kinh và tổn hại cột sống do chảy máu, thường chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị chứng rối loạn xuất huyết và rất hiếm xảy ra.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

1.http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/chan-doan-viem-mang-nao-bang-phuong-phap-choc-dich-tuy-song-1359

2.https://aci.health.nsw.gov.au/data/assets/pdf_file/0003/350625/VIETNAMESE_Lumbar_Puncture_ED_Patient_Factsheet.pdf

3.https://voh.com.vn/suc-khoe/choc-do-tuy-song-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao-co-dau-khong-327209.html

Bác sĩ tham vấn: Thạc sĩ - Bác sĩ KHỔNG LÊ MINH TRÍ - Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh – BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM SÀI GÒN.

 
  • share1
  • zalo
  • share3