HOTLINE

NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VIRUS B MẠN CẦN LƯU Ý GÌ GIỮA ĐẠI DỊCH COVID-19

Bài viết được tư vấn chuyên môn từ ThS.Bs Võ Ngọc Diễm - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

 

Trong đại dịch COVID-19, người cao tuổi và người ở mọi độ tuổi có bệnh nền nghiêm trọng, bao gồm cả những người mắc bệnh gan, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19. Một số nghiên cứu đã cho thấy, mắc bệnh gan không làm tăng nguy cơ mắc COVID-19, tuy nhiên những người trước đó mắc bệnh gan (bệnh gan mạn tính, xơ gan hoặc các biến chứng liên quan) và được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 thuộc nhóm có nguy cơ bị tử vong cao hơn so với những người trước đó chưa mắc bệnh gan.

 

 

Những điều cần lưu ý ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn trong đại dịch COVID-19:

  • Nếu bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B cần tiếp tục điều trị, không tự ý ngưng thuốc do nguy cơ gây đợt bùng phát viêm gan.
  • Tái khám và tham vấn bác sĩ điều trị qua điện thoại hoặc internet nếu bị cách ly do nhiễm COVID-19, giúp bệnh nhân tăng cường tuân thủ điều trị.
  • Những bệnh nhân không mắc COVID-19, điều trị nên được bắt đầu theo các hướng dẫn đã có.
  • Những bệnh nhân mắc COVID-19, khởi đầu điều trị viêm gan vi rút B mạn chưa được chứng minh về tính an toàn, nên trì hoãn cho đến khi bệnh nhân đã phục hồi COVID-19.
  • Trong trường hợp, những bệnh nhân mắc COVID-19 có bằng chứng về tình trạng đợt bùng phát viêm gan vi rút B mạn, quyết định bắt đầu điều trị thuốc kháng vi rút nên được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể với sự tham vấn của chuyên gia.
  • Do tác động chưa được nghiên cứu toàn diện của interferon alpha đối với phản ứng viêm liên quan đến COVID-19, các liệu pháp điều trị khác (các thuốc kháng vi rút) nên được cân nhắc sử dụng hơn khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn trong đại dịch COVID-19.
  • Trên những bệnh nhân mang vi rút B mạn giai đoạn bất hoạt, nhiễm COVID-19 dùng thuốc corticosteroids, tocilizumab hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác, cần cân nhắc sử dụng thuốc kháng vi rút để ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh.

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3