HOTLINE

Nhận biết triệu chứng cao huyết áp sớm, phòng tránh biến chứng cao

Triệu chứng cao huyết áp diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim…và có nguy cơ tử vong cao.

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính gây ra nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Không chỉ vậy, tăng huyết áp còn được ví là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng bệnh rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua. Vậy triệu chứng cao huyết áp điển hình nhất là gì? Khi nào nên tầm soát huyết áp?

http://benhviennamsaigon.com.vn/vnt_upload/news/06_2020/efd8b6c3729b8fc5d68a.jpg

 

1. Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp cao còn gọi là tăng huyết áp, là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.

Các loại cao huyết áp:

- Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh).

- Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận…gây ra).

- Cao huyết áp tâm thu.

- Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật).

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018

Huyết áp tối ưu

Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg

Huyết áp bình thường

Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg

Tăng huyết áp độ 1

Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg

Tăng huyết áp độ 2

Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg

Tăng huyết áp độ 3

Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg

 


2. Triệu chứng cao huyết áp điển hình cần ghi nhớ

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp có thể xuất hiện một số dấu hiệu nhưng thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh tăng huyết áp trở nặng, người bệnh mới cảm nhận rõ ràng những triệu chứng tăng huyết áp.

Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh tăng huyết áp:

- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.

- Thở nông.

- Chảy máu mũi.

- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.

- Chóng mặt.

- Mắt nhìn mờ.

- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.

- Tiểu máu.

- Mất ngủ.

 

3. Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Phần lớn, cao huyết áp ở người trưởng thành thường không xác định được căn nguyên. Chỉ có 10% các trường hợp mắc bệnh do các nguyên nhân như:

- Tuổi tác càng lớn, nguy cơ bị tăng huyết áp càng cao.

- Cân nặng.

- Ăn mặn gây tăng huyết áp bởi muối làm tăng hấp thu nước vào máu.

- Chế độ ăn giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa.

- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình của bạn có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh này rất cao.

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị tăng huyết áp cao.

- Giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao sau mãn kinh.

- Lười vận động, không tập luyện thể dục.

- Uống nhiều bia, rượu.

- Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…

- Bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thân, uy tủy thượng thận.

- Hội chứng Cushing.

- Hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát.

- Căng thẳng tâm lý.

- Huyết áp cao do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid.

- Nhiễm độc thai nghén.

 

4. Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Những biến chứng này ảnh hưởng nặng đến người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế hoặc tử vong.

Những biến chứng của cao huyết áp:

- Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị to ra và yếu đi.

- Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận.

- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp rất cao. Thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim.

- Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng.

- Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.

- Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…

- Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa.

 

5. Điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính nên cần theo dõi thường xuyên, điều trị đúng và đủ hàng ngày, theo dõi lâu dài. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo phác đồ bác sĩ thì thay đổi lối sống cũng là biện pháp điều trị được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, phòng biến chứng; Quá trình theo dõi có thể giảm dần số thuốc cần dùng khi huyết áp kiểm soát tốt.

Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp bao gồm:

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng, giảm ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no

- Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ

- Hạn chế uống rượu, bia

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

- Tránh bị lạnh đột ngột.

- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp

- Tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp giúp việc điều trị bệnh đơn giản hơn.

 

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3