HOTLINE

Ăn uống, sinh hoạt thế nào tránh tăng đường huyết đột ngột trong dịp lễ Tết.

Giữ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh đối với người bệnh tiểu đường là một thách thức trong dịp lễ Tết khi sinh hoạt bị đảo lộn, giờ giấc ăn uống thay đổi, thành phần thực phẩm trong bữa ăn phong phú. Sự xuất hiện của nhiều loại thực phẩm làm tăng đường máu, mỡ máu, cùng sự xáo trộn sinh hoạt khiến các biến chứng tiểu đường xuất hiện nhanh hơn và làm tỷ lệ người bệnh tiểu đường nhập viện sau tết. Một số lời khuyên từ BS CKII Phan Tất Khánh Dương sẽ giúp kiểm soát được ổn định chỉ số đường huyết trong những ngày lễ kéo dài. 

 

 

 

Chia sẻ về việc tăng đường đột ngột trong quá trình ăn uống trong dịp lễ Tết, BS. CKII Phan Tất Khánh Dương - BS Nội tổng hợp - Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết: Cơ thể phân hủy hầu hết thức ăn chúng ta ăn vào thành đường và giải phóng nó vào máu. Khi lượng đường trong máu của tăng lên, tuyến tụy sẽ hoạt động giải phóng insulin. Insulin hoạt động giống như chìa khóa để đưa đường trong máu vào các tế bào của cơ thể bạn để sử dụng làm năng lượng. Với bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng nó tốt như bình thường. Khi không có đủ insulin hoặc các tế bào ngừng phản ứng với insulin, sẽ có quá nhiều đường huyết tồn tại trong máu của bạn. Trong dịp Tết, nếu một bệnh nhân tiểu đường có quá nhiều carbohydrate, lượng đường trong máu của họ sẽ tăng lên đột ngột và có thể dao động lên xuống đáng kể trong suốt cả ngày. Đôi khi cũng có thể gặp sự cố sau khi tiêu thụ lượng đường trong máu của họ giảm nhanh chóng. Một số dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu cao là rất khát nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường, rất đói, buồn ngủ, mờ mắt và nhiễm trùng hoặc vết thương chậm lành hơn. Lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi và thiếu năng lượng.

 

Một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng đường huyết của mình trong ngày lễ Tết.

Đối với chế độ ăn uống: 

Các bữa ăn ngày lễ thường sẽ nhiều hơn và thời gian lâu hơn bình thường. Điều này ảnh hưởng đối với lượng đường trong máu, làm cơ thể chúng ta có cảm giác no và muốn bỏ qua bữa ăn kế tiếp. Tuy nhiên, đối với người bệnh đái tháo đường lời khuyên chính là không nên bỏ bữa. Cố gắng ăn gần với giờ ăn thông thường của bạn để ngăn ngừa phản ứng hạ đường huyết. Cố gắng giữ thời gian ăn trong khung khoảng 30 phút để tránh ăn vặt vì có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu kéo dài.

 

BS. CKII Phan Tất Khánh Dương - BS Nội tổng hợp - Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đưa ra một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người Đái tháo đường dịp lễ Tết như: Trước mỗi bữa ăn, nên ăn rau trước khi ăn các món chứa tinh bột như cơm, bánh chưng... để tạo thành hàng rào chất xơ cản trở hấp thụ đường vào ruột. Nên hạn chế đồ uống có ga, đồ uống có cồn. Nếu muốn dùng nước hoa quả trong dịp Tết, cần cho thêm vào các hạt lanh, hạt chia, hoặc hòa tan các gói chất xơ vào để tốc độ làm tăng đường máu của các loại nước quả chậm lại.

 

 

Với suy nghĩ miến chứa ít đường, ít năng lượng nên nhiều người chọn miến với hy vọng cắt giảm tinh bột để "nhẹ bụng", người muốn giảm cân thì hy vọng giảm cân, người bị đái tháo đường thì mong muốn hạ đường huyết. Điều này là hết sức sai lầm bởi trên thực tế, miến có chỉ số đường huyết cao (GI=95). Miến thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sau khi ăn khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%. Tuy nhiên không vì thế mà cắt bỏ hoàn toàn món ăn này vào dịp Tết, nên ăn kèm rau trước khi ăn miến do lượng chất xơ trong rau sẽ cản trở quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì thế lượng carbohydrate hấp thu khi ta ăn miến sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose.

 

Nên ăn nhiều loại rau xanh như bông cải xanh, bí ngô, đậu, cà rốt, hành tây. Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang. Hoa quả thì nên lựa chọn bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ…

 

Đối với nước ngọt (có ga), nước hoa quả thì người bệnh tiểu đường nên tránh không dùng và thay bằng các loại đồ uống khác không có ga để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Đối với bia rượu thì nên hạn chế vì bia vừa thêm đường, vừa thêm năng lượng thừa. Nên uống rượu vang đỏ, tối đa 200ml/ngày. Bia thì mỗi ngày uống không quá 1 lon. Nước ngọt thì uống loại dành cho người ăn kiêng hoặc uống trà xanh vừa mát vừa tốt cho người bệnh đái tháo đường.

 

Đối với việc luyện tập thể dục thể thao:

  • Nên tập tại nhà ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như các bài thể dục tay không, đi bộ quanh nhà, các bài tập với ghế…
  • Tuân thủ đơn thuốc, uống thuốc đều đặn

 

 

Đây là lưu ý quan trọng đối với những người bệnh huyết áp cao. Người bệnh cần tuân thủ kiểm tra huyết áp đều đặn và dùng thuốc hạ áp đúng giờ để duy trì mức huyết áp ở ngưỡng cho phép. Nếu về quê dài ngày hoặc có ý định đi du lịch, bạn nên chuẩn bị đủ thuốc cho cả chuyến đi.

BS Dương cũng khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý: Trước tết, nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để bác sĩ có những lời khuyên điều chỉnh đường máu, huyết áp, và mỡ máu về giới hạn tối ưu, dùng thuốc đúng và đủ liều (phải đảm bảo đủ thuốc trong những ngày tết) Tránh uống bia, rượu quá độ, giữ chế độ ăn uống cân bằng hợp lý, tránh những thức ăn chứa nhiều đường, mỡ. Giờ giấc sinh hoạt và chế độ tập luyện luôn cố gắng đảm bảo điều độ, thường xuyên. Chú ý giữ ấm khi trời trở lạnh. Chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sức khỏe để chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui, sức khỏe.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

Chuyên gia

PHAN TẤT KHÁNH DƯƠNG
BS.CKII
PHAN TẤT KHÁNH DƯƠNG
Bác sĩ Nội tổng hợp
  • share1
  • zalo
  • share3