Bài viết chuyên môn từ BS Võ Ngọc Diễm - BS khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một bệnh mạn tính, xảy ra ở tuyến tụy khi không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin được sản xuất. Bệnh gây rối loạn chuyển hóa do tăng glucose trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt gây biến chứng lên tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Ở trạng thái bình thường, khi chúng ta ăn carbohydrate (ví dụ, bánh mì, gạo, mì ống), cơ thể sẽ phân hủy chất này thành đường (glucose). Khi glucose ở trong máu, nó cần sự trợ giúp để đi đến đích cuối cùng nơi nó được sử dụng. Sự trợ giúp này là “chìa khóa” insulin. Lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra hormon insulin giúp các tế bào hấp thụ đường huyết trong máu (còn gọi là glucose máu) và chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ hàng ngày cho cơ thể.
Nếu một ngày nào đó, cơ thể xuất hiện bệnh đái tháo đường, có nghĩa:
Các loại tiểu đường thường gặp:
Theo cách phân loại của WHO, đái tháo đường có 4 loại chính là: đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thai kỳ và tiền đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường loại 1 (trước đây được gọi là phụ thuộc insulin) được đặc trưng bởi việc sản xuất insulin bị thiếu hụt và cần sử dụng insulin hàng ngày, nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất insulin do phá hủy tế bào beta tuyến tụy tự miễn. Đái tháo đường loại 1 này thường phát triển ở trẻ em, thiếu niên và gần đây ghi nhận nhiều ở người trước 30 tuổi.
Bệnh tiểu đường loại 2 (trước đây được gọi là không phụ thuộc insulin) là kết quả của việc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Hơn 95% người mắc bệnh tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 2. Loại bệnh tiểu đường này phần lớn là kết quả của trọng lượng cơ thể dư thừa và ít hoạt động thể chất.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm nhưng cướp đi nhiều sinh mạng, với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường cũng dễ có nguy cơ bị bệnh. Ngoài ra những người có chế độ ăn uống, luyện tập và lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh, bởi khi cơ thể không có khả năng ức chế ly giải tổ chức mỡ sẽ làm tăng axit béo tự do huyết thanh, làm giảm kích thích vận chuyển glucose của hormon insulin và hoạt động tổng hợp glycogen ở cơ. Từ đó, các mô mỡ bắt đầu giải phóng nhiều yếu tố bất lợi (yếu tố hoại tử u-alpha, IL-6, leptin, resistin) ảnh hưởng chuyển hóa lượng đường huyết.
Loại này phát triển ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Đái tháo đường thai kỳ là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường khỏi sau khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn và em bé sau khi sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc đời.
Loại này là giai đoạn trước bệnh tiểu đường loại 2. Suy giảm dung nạp glucose (IGT) và rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) là những tình trạng trung gian trong quá trình chuyển đổi giữa bình thường và bệnh tiểu đường. Mức đường huyết của bạn cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán chính thức là mắc bệnh tiểu đường loại 2.
“4 nhiều” điển hình xuất hiện khi bạn có triệu chứng của bệnh Đái tháo đường.
Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng:
Tuy nhiên khi có hội chứng “4 nhiều” đã là bệnh muộn, do đó chúng ta cần quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm bệnh.
Người có chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
Để chủ động kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn nên khám sức khỏe định kỳ đúng lịch. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đang có gói khám sức khỏe phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn