HOTLINE

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, đặc biệt ở người có tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hoặc tàn phế trong số các bệnh lý tim mạch.

Thế nào là Tăng huyết áp?

Tăng huyết áp (THA) là 1 bệnh mạn tính không lây và đang có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì lối sống và dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc kiểm soát ổn định chỉ số huyết áp.

Phân loại

Huyết áp tâm thu

(HATT: mmHg)

Huyết áp tâm trương

(HATTr)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Huyết áp bình thường

< 130

<85

Huyết áp bình thường cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

≥ 180

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

≥ 90

 

Các yếu tố nào là nguy cơ gây bệnh?

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp như: sử dụng nhiều muối (> 6g/ngày). Người Việt Nam chúng ta có thói quen ăn mặn (>20g/ngày). Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kích thích như thói quen sử dụng rượu bia, cà phê, chè đặc, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

7

Tuổi tác và cân nặng cũng là một vấn đề cần quan tâm hay những người có bệnh nền khác như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính cũng là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

Tăng huyết áp gây ra các biến chứng gì?

Bệnh tăng huyết áp tác động lên 4 cơ quan chính: Mắt, Não, Tim và Thận. Nếu không kiểm soát tốt chỉ số huyết áp sẽ dẫn đến suy tim, suy thận, đột quỵ và mù lòa.

00

Có những nguyên tắc nào trong điều trị tăng huyết áp?

Vì tăng huyết áp là một bệnh mạn tính do đó chúng ta phải “sống chung với lũ” .Bên cạnh việc uống thuốc đều, tái khám định kì thì dinh dưỡng và thay đổi lối sống là điều cần thiết. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18 đến 22 là tốt nhất. Bên cạnh đó, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tránh xa thuốc lá vì đây la nguyên nhân chính gây ra hầu hết tất cả các loại bệnh

Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng?

- Nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và hạn chế ăn ngoài quán và sử dụng đồ đóng hộp.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, chè đặc, cà phê).

- Trong bữa ăn, hạn chế nêm bột ngọt, hạt nêm vô bữa ăn (vì hiện nay chúng ta thường xuyên dùng hạt nêm thay thế muối trong bữa ăn) và trong bữa ăn nên giảm dùng thêm nước chấm mặn.

- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như: mì gói, xúc xích, mắm muối, khô, rau củ muối,

- Tăng cường trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc và hạt (ví dụ như: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,…). Có thể sử dụng thêm nước chè xanh, nước đậu, nước rau luộc giúp lợi tiểu, an thần và hạ huyết áp. Ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung canxi (tốt nhất là các sản phẩm sữa không đường, tách béo,…).

- Nên chọn thịt trắng (thịt gà,heo) hoặc thịt nạc, không nên ăn da, nội tạng. Hạn chế ăn mỡ động vật, nên sử dụng mỡ thực vật (như dầu nành, dầu phộng,…). Tăng cường ăn cá tối thiểu 3 lần/tuần vì trong mỡ cá có chứa Omega 3 rất tốt cho tim mạch.

Hiện nay do lối sống và đời sống cải thiện do đó hiện nay bệnh tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa.Việc điều trị và quản lí tăng huyết áp nói dễ mà khó khó mà dễ vì bên cạnh việc điều trị của thầy thuốc thì bản thân bệnh nhân chính là nhân tố quyết định đến việc cải thiện và duy trì chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo: t4g - Trung tâm Y tế Quận 3

 
  • share1
  • zalo
  • share3