HOTLINE

CỨU SỐNG NGƯỜI BỆNH MẮC HỘI CHỨNG RUỘT NGẮN KÈM TIỀN SỬ BỆNH NỀN NGUY HIỂM

Sáng ngày 20/1/2025, Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết, bệnh viện đã điều trị thành công cho một người bệnh trẻ tuổi mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử và tiền sử bị lupus ban đỏ hệ thống với biến chứng nặng.

 

ThS.BS.CKI. Mai Văn Dũng - Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết người bệnh nữ, 24 tuổi, Quốc tịch Campuchia nhập viện cấp cứu và được chẩn đoán mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử đã phẫu thuật đưa hậu môn nhân tạo hồi tràng 1 đầu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao

 

Ê kíp phẫu thuật tập trung toàn lực điều trị cho người bệnh 24 tuổi, Quốc tịch Campuchia mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử.

 

Theo đó, người bệnh không chỉ mắc hội chứng ruột ngắn mà còn có tiền sử bệnh nền Lupus ban đỏ hệ thống với biến chứng nặng như: Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch, kháng thể kháng đông lưu hành. Đặc biệt, người bệnh còn nhập viện trong tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối loạn đông máu và suy thận cấp.

 

Sau quá trình hội chẩn toàn viện, các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng để gỡ dính ruột, phục hồi lưu thông ruột - một can thiệp cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn phương án phẫu thuật phù hợp, ca mổ đã thành công hơn cả mong đợi, người bệnh hồi phục tốt và xuất viện chỉ sau 7 ngày hậu phẫu.

 

Người bệnh hồi phục nhanh chóng và được xuất viện sau 7 ngày hậu phẫu.

BS Dũng cho biết thêm, thông thường những trường hợp viêm ruột hoại tử sẽ được phẫu thuật cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo, dịch tiêu hóa sẽ được hồi truyền vào đầu dưới hậu môn nhân tạo, giúp người bệnh tránh được tình trạng mất nước và điện giải (biến chứng của hội chứng ruột ngắn). Tuy nhiên, người bệnh trước đây chỉ được phẫu thuật đưa một đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, không có đầu dưới của hậu môn nhân tạo để hồi truyền, dẫn đến tình trạng suy kiệt, mất nước và rối loạn điện giải, gây suy thận cấp. Từ đó thúc đẩy bệnh nền nặng hơn. Vì vậy, cần phải phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột sớm mới có thể cứu sống được người bệnh.

 

Xin cảm ơn các Quý báo đã chia sẻ đến bạn đọc:

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3