HOTLINE

Bệnh đau mắt đỏ: Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

ĐAU MẮT ĐỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Viêm kết mạc cấp hay đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm ở kết mạc mắt.

Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi và có khả năng tái phát do cơ thể người không sản sinh miễn dịch vĩnh viễn.

 

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là đỏ mắt, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác như:

 

  • Ngứa rát cộm mắt
  • Sưng mi
  • Ghèn dây
  • Khó nhìn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chói mắt
  • Khô mắt
  • Chảy nước mắt.

 

Ngoài ra, trường hợp người bệnh đau mắt đỏ khi bội nhiễm vi khuẩn, thường gặp thêm các triệu chứng: Hai mi mắt dính do ghèn màu xanh nhạt hoặc vàng và có khả năng gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

 


 

 

Vì sao “Đau mắt đỏ” dễ lây lan trong cộng đồng và trở thành dịch?

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan qua đường hô hấp: khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, virus theo tia nước bọt bắn ra ngoài, người chưa nhiễm hít phải không khí có chứa virus khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Hoặc khi người chưa nhiễm tiếp xúc với các bề mặt nhiễm chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh sau đó dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng vô tình mang virus từ bên ngoài vào cơ thể.

 

Điều trị như thế nào?

Với đa số trường hợp mắc bệnh do virus, bệnh sẽ tự khỏi sau 7-14 ngày mà không cần dùng kháng sinh, người bệnh có thể nghỉ ngơi tại nhà và thực hiện theo các hướng dẫn sau:

 

  • Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên, vệ sinh từng mắt để tránh lây nhiễm giữa 2 mắt.
  • Hạn chế dụi mắt.
  • Đeo kính râm khi ra ngoài.
  • Dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
  • Chườm lạnh khi cảm thấy khó chịu ở mắt

 

Ngoài ra, trường hợp người bệnh đau mắt đỏ do bội nhiễm vi khuẩn, nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ Nhãn khoa điều trị kịp thời tránh biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc như: viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa.

 


 

 

Phòng ngừa

  • Vệ sinh tay thường xuyên để loại bỏ tác nhân gây bệnh
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, mắt kính, khẩu trang…
  • Tránh để mắt tiếp xúc nước bẩn hay các sản phẩm chứa hóa chất như sữa tắm, nếu có cần vệ sinh mắt sạch sẽ.
  • Đeo kính râm, khẩu trang để tránh bụi bẩn.
  • Hạn chế nơi đông người.
  • Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 


 
  • share1
  • zalo
  • share3