HOTLINE

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG LIÊN TIẾP CHO 2 TRƯỜNG HỢP XUẤT HUYẾT NÃO KHÔNG CẦN MỞ HỘP SỌ LỚN

Trong những năm qua, từ khi ứng dụng công nghệ định vị 3 chiều Navigation trong phẫu thuật, khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã thực hiện thành công cứu sống rất nhiều người bệnh bị đột quỵ xuất huyết não, giảm thiểu nguy cơ đe dọa tính mạng hay nguy cơ bị tàn phế.

 

Bên cạnh phẫu thuật mở hộp sọ đã có từ rất lâu trước đây, phẫu thuật dẫn lưu máu tụ kết hợp thuốc tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp hiện đại trên thế giới về phẫu thuật xuất huyết não tự phát. Với rất nhiều ưu điểm như: tránh mở hở hộp sọ lớn, giảm áp lực nội sọ, giải áp chèn ép não thất, giảm tỷ lệ tử vong, nâng cao khả năng phục hồi của bệnh nhân.

 

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn vừa tiếp nhận liên tiếp 2 ca đột quỵ xuất huyết não vùng hạch nền. Trong đó cả hai ca phẫu thuật đều được thực hiện bởi ThS.BS.CKII. Đỗ Anh Vũ - Bác sĩ khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn - một trong những chuyên gia đi đầu trong công nghệ O-arm và Navigation ở khu vực miền Nam.

 

Điều Trị Thành Công Liên Tiếp Hai Trường Hợp Xuất Huyết Não Không Cần Mở Hộp Sọ Lớn Điều Trị Thành Công Liên Tiếp Hai Trường Hợp Xuất Huyết Não Không Cần Mở Hộp Sọ Lớn - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

Ca bệnh thứ nhất gần đây được can thiệp bằng kỹ thuật cao này là chị S.S (42 tuổi, Campuchia) được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người bên trái, đau đầu, huyết áp cao, Glasgow 12 điểm. Người nhà cho biết thêm cách nhập viện 3 ngày, chị S. đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, trước đó cũng không có biểu hiện bất thường, bệnh nhân cũng không nhớ có từng bị té ngã hay không. Nhằm tranh thủ tận dụng "thời điểm vàng" trong điều trị xuất huyết não đột quỵ, ThS.BS.CKII Đỗ Anh Vũ đã nhanh chóng xử lý bước đầu, chỉ định chụp CT sọ não. Kết quả CT ghi nhận có khối máu tụ trong não ở bán cầu não bên phải, phù não quanh tổn thương, chèn ép các cấu trúc lân cận.

 

Hình Ảnh CT Cản Quang Trước Và Sau Phẫu Thuật Của Người BệnhHình Ảnh CT Cản Quang Trước Và Sau Phẫu Thuật Của Người Bệnh - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

Tương tự với ca bệnh thứ hai, người bệnh là anh H.P (40 tuổi, Campuchia) được đưa đến nhập viện trong tình trạng nói đớt, người bệnh đã nhập viện điều trị tại bệnh viện địa phương được 1 tuần nhưng không thuyên giảm nên đã được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn. Thăm khám thấy bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc chậm, huyết động ổn, đau đầu, liệt nửa người phải. CT sọ não không tiêm thuốc cản quang có hình ảnh máu tụ trong não vùng hạch nền bên trái, đè xẹp não thất cùng bên, có khả năng gây thoát vị não dưới liềm.

 

Hình Ảnh Chụp CT Cản Quang Trước Và Sau Phẫu Thuật Của Người BệnhHình Ảnh Chụp CT Cản Quang Trước Và Sau Phẫu Thuật Của Người Bệnh - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

Tiên lượng tình trạng của người bệnh nguy hiểm, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và lập tức phẫu thuật dẫn lưu máu tụ ra ngoài. Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đặt catheter vào khối máu tụ, kết hợp tiêu sợi huyết qua catheter. Vết mổ rất nhỏ chỉ khoảng 3cm cùng khoan 1 lỗ sọ, mở màng cứng, đặt catheter theo hướng dẫn của hệ thống định vị 3 chiều Navigation vào trong khối máu tụ, đồng thời tiêm thuốc tiêu sợi huyết vào khối máu tụ để dẫn lưu máu tụ ra ngoài.

 

Để thực hiện được phương pháp này yêu cầu bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt, bệnh viện phải có hệ thống máy định vị 3 chiều Navigation. Với sự nỗ lực hết sức của toàn kíp mổ, cả hai cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công thuận lợi. Sau 3 ngày dẫn lưu và chụp lại CT sọ não, máu tụ trong não chỉ còn lại rất ít, tình trạng của cả hai người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo và nói chuyện được, không còn dấu hiệu liệt mặt và chân tay đã cải thiện dần được cơ lực.

 

 

Hình Ảnh Người Bệnh Phụ Hồi Hình Ảnh Người Bệnh Phục Hồi - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

Chia sẻ về kỹ thuật mới trong điều trị xuất huyết não, ThS.BS.CKII. Đỗ Anh Vũ cho biết: Dẫn lưu máu tụ dưới hướng dẫn của hệ thống định vị Navigation là phương pháp mới, có nhiều ưu điểm so với phương pháp cũ là mổ mở. Phương pháp ít xâm lấn này ứng dụng được tiến bộ công nghệ vào trong điều trị, mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân xuất huyết não – não thất, giúp bệnh nhân tránh được cuộc đại phẫu với nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới hướng dẫn của máy định vị 3 chiều Navigation, phẫu thuật viên có thể dễ dàng quan sát vị trí khối máu tụ trong não qua đồ họa dựng hình 3D, xác định chính xác đường khoan sọ, kiểm soát đường đi, hướng tiếp cận để thao tác đặt dẫn lưu và bơm tiêu sợi huyết chuẩn xác. Nhờ đó, ca phẫu thuật được kiểm soát an toàn.

 

Nếu thấy người thân có biểu hiện như đột ngột đau đầu, nôn ói, chóng mặt, nói đớt, yếu một bên cơ thể thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3