HOTLINE

Đừng chủ quan khi bị “rối loạn tiền đình”

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn độ tuổi trưởng thành. Rối loạn tiền đình gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

4_6

Ai hay mắc rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành. Đặc biệt, rối loạn tiền đình đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn… có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khiến người bệnh không thể tập trung làm việc được.

2_7

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi xuất hiện triệu chứng tiền đình, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương, trầy xước da thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),...

Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não có phải là một

Tiền đình là khi chóng mặt thật sự, tức là thấy mình quay quanh mọi thứ, hoặc mọi thứ quay quanh mình. Ngoài ra, khi bị mắt thăng bằng ngã hoặc sợ ngã dù đường bằng phẳng thì đó là triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Còn tuần hoàn não cũng có những cảm giác choáng váng, loạng choạng nhưng đây là bệnh liên quan đến đốt sống cổ là chủ yếu.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

1_8

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình mà bạn cần biết:

- Do huyết áp thấp, di chứng của tai biến, thiếu máu, các bệnh liên quan tới tim mạch... gây ra tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.

- Do hậu quả của các bệnh như: U não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa...

- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa đột ngột, ít vận động...

- Người bị mất máu nhiều do chấn thương hoặc phụ nữ sau sinh...

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

- Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài gây tổn thương cho hệ thần kinh

Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

0_5

Các triệu chứng rối loạn tiền đình gồm: Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mất thăng bằng, ù tai…

- Chóng mặt, choáng váng, quay cuồng: đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của rối loạn tiền đình. Ban đầu, dấu hiệu này chỉ thoáng qua nhưng càng về sau mức độ càng nặng. Người bệnh sẽ có ảo giác như các vật xung quanh đang di chuyển, bị xoay tròn, bập bềnh, mơ hồ.

- Mất thăng bằng, không thể đứng vững, dễ bị ngã: đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiền đình. Cơ thể người bệnh sẽ lâng lâng, không thể đứng vững, cảm giác như bị say rượu, do đó dễ bị ngã.

- Tâm lý hoặc nhận thức thay đổi như khó tập trung, lo lắng quá mức, giảm khả năng chú ý: đầu óc người bệnh thường trong trạng thái lâng lâng, mơ hồ, hay bị mất tập trung và có cảm giác sợ ngã.

- Rối loạn thị giác: hoa mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng,...

- Rối loạn thính giác: ù tai

- Các triệu chứng khác: tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Ở một số trường hợp, người bệnh còn bị run rẩy, tê chân tay, đau đầu,...

Phòng tránh rối loạn tiền đình

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên:

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy.

- Giảm căng thẳng âu lo.

- Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.

- Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.

- Đối với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận.

- Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

- Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, nên đến gặp và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Nguồn tham khảo: tuoitre.vn, soyte.namdinh.gov.vn, suckhoehangngay.vn

 
  • share1
  • zalo
  • share3