HOTLINE

KHI NÀO CẦN CẮT BAO QUY ĐẦU: ĐỪNG VỘI THỰC HIỆN NẾU CHƯA TÌM HIỂU

Vấn đề tế nhị nhưng nếu không nói ra, không tìm hiểu chúng ta đều sẽ rất mù mờ thông tin và có những lựa chọn sai lầm. Để có câu trả lời và lựa chọn hợp lý, đừng bỏ qua những thông tin sau.

 

 

Bao quy đầu có cần thiết ?

Bao quy đầu (hay còn gọi là phần da bọc quanh đầu dương vật) là một phần tự nhiên của cơ thể nam giới. Nó bao gồm một miếng da mềm và linh hoạt, thường có màu sắc và độ dày khác nhau tùy theo từng người. 

Bao quy đầu che phủ và bảo vệ đầu dương vật (hay còn gọi là "đầu cậu nhỏ" hoặc "đầu dương vật") và có thể di chuyển lên xuống để tiếp xúc hoặc tránh các tác động bên ngoài, tránh cho nam giới có cảm giác khó chịu.

Vì vậy, bao quy đầu là một phần quan trọng đối với phái mạnh, tuy nhiên đôi khi cũng có nhiều vấn đề phát sinh gây bệnh lý cần chỉ định cắt bao quy đầu. 

 

Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Có rất nhiều lợi ích vậy vì sao cần cắt bao quy đầu?

BS.CKII Lê Văn Hiếu Nhân - Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp - chuyên khoa Thận - Tiết niệu - Nam khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết: Không phải trường hợp nào cũng cần cắt, việc cắt bao quy đầu chỉ thực sự cần thiết trong các trường hợp điều trị: 

 

Bao quy đầu bị hẹp: 

Ở một số trường hợp, bao quy đầu có thể bị hẹp hoặc liền kề chặt với đầu dương vật, gây khó khăn trong việc rút bao quy đầu hoàn toàn ngay cả khi cương. Tình trạng này được gọi là "bao quy đầu hẹp" và có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, như khó tiểu tiện hoặc viêm nhiễm.

 

Bao quy đầu bị dài:

Dài bao quy đầu làm phủ hết hoặc gần hết dương vật, khiến nó không thể lộ ra gây tắc nghẽn bao quy đầu. Điều này ảnh hưởng đến việc chăn gối, có con và có khả năng gây viêm nhiễm. 

Bao quy đầu bị viêm, tái phát nhiều lần:

Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và ung thư dương vật.

Trong hầu hết các trường hợp, cắt bao quy đầu là phương pháp điều trị được khuyến nghị vì ít xâm lấn, ít rủi ro, thực hiện nhanh và hiệu quả điều trị tốt.

 

Lưu ý khi cắt bao quy đầu?

Nếu bạn đang có ý định hoặc chuẩn bị tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu, một số lưu ý trước và sau phẫu thuật bạn cần quan tâm như sau:

 

Trước khi tiến hành cắt bao quy đầu: 

Cần tìm hiểu một địa chỉ thăm khám uy tín để thăm khám cùng chuyên gia trước khi thực hiện cắt bao quy đầu. 

Giữ tâm lý thoải mái, ổn định. Tránh căng thẳng, lo lắng.

Nên thực hiện vào mùa hè.

Cần đảm bảo vùng kín không viêm hay nhiễm trùng ngay tại thời điểm điều trị.

Trong vòng 3 – 7 ngày trước khi tiến hành cần tránh quan hệ tình dục hoặc tránh xuất tinh.

Người bệnh nên đi cùng người thân để tiện chăm sóc sau khi thực hiện tiểu phẫu.

 

Sau khi tiến hành cắt bao quy đầu: 

Mặc dù chỉ là một tiểu phẫu nhỏ nhưng sau khi thực hiện nam giới cần chú ý chăm sóc vết thương bởi vì dương vật là điểm rất nhạy cảm.

Bệnh nhân sau cắt bao quy đầu thì phần đầu dương vật có thể có cảm giác khó chịu hoặc sưng tấy, nên người bệnh cần dùng thuốc giảm đau.

Cần chăm sóc tốt phần vết thương như thay băng, sát khuẩn tại vị trí vết thương, giữ khô vết thương, nếu băng bị dính nước tiểu hoặc dịch tiết cần được thay lại.

Cần băng cố định dương vật lên bụng để tránh nguy cơ phù nề. Khi vết thương đã liền, có thể tắm rửa, tiếp xúc với nước.

Nên mặc quần mỏng và rộng trong khoảng 2 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật.

Thông thường, sau cắt da quy đầu từ 2-3 tuần thì mọi sinh hoạt có thể trở về bình thường. Nhưng nên tránh không quan hệ tình dục tối thiểu 4 tuần sau khi cắt bao quy đầu bởi vì vùng này khá nhạy cảm, tổ chức dưới da lỏng lẻo nên nếu chăm sóc không tốt dễ gây viêm nhiễm, vết thương chậm lành.

Sau khi cắt bao quy đầu, nam giới nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ cay nóng... để vết thương mau phục hồi.

Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, các loại thịt cá, đồ ăn giàu đạm, chất béo,...

Nếu sau cắt bao quy đầu thấy có hiện tượng sốt, tấy đỏ hay mưng mủ hoặc chảy máu, đau kéo dài nên tới cơ sở y tế để tái khám.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

Chuyên gia

LÊ VĂN HIẾU NHÂN
BS.CKII
LÊ VĂN HIẾU NHÂN
Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu
  • share1
  • zalo
  • share3