HOTLINE

NHẬN BIẾT SỚM TRÁNH NHẦM LẪN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN VỚI BỆNH KHÁC

Thường xuyên đi lại bằng giày cao gót, đau nhức chân kéo dài, nặng hai chân, tê phù và xuất hiện những nốt xuất huyết trên bề mặt da; chị K.L (32 tuổi) cứ nghĩ mình bị đau nhức xương khớp cho đến khi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn và phát hiện #suy_giãn_tĩnh_mạch.

 

 

Chia sẻ về giãn tĩnh mạch chân, Ths.BS Đỗ Thị Vân Anh - Bác sĩ chuyên khoa tim mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho biết: Bình thường, các tĩnh mạch ở chân đưa máu từ chân trở về tim. Các tĩnh mạch có van bên trong chúng để giúp máu chỉ di chuyển theo một hướng (về phía tim). Các van mở ra để máu chảy về tim và đóng lại để ngăn máu chảy ngược xuống chân. Bệnh tĩnh mạch có thể xảy ra khi các van bị hư hỏng hoặc hoạt động không tốt. Dòng trào ngược gây tăng áp lực trong lòng trục tĩnh mạch lớn, rồi truyền qua các tĩnh mạch nhỏ làm giãn cả tĩnh mạch lớn và nhỏ. Điều này làm cho máu tụ ở chân khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài dù không đi bộ.

 

May mắn phát hiện bệnh sớm, được điều trị kịp thời kết hợp thuốc uống, thực hiện bài tập vận động nhẹ khi làm việc; tình trạng nhức mỏi, phù chân của chị L. không chỉ giảm thiểu, mà còn ngăn biến chứng, phòng tái phát. 

 


 

Những dấu hiệu giúp nhận biết giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn sớm:

 

Đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết sớm của suy giãn tĩnh mạch chân:

 

 

Đau bắp chân, chân nặng nề, có cảm giác tê rần khó chịu.

 

 

Khi về chiều tối cảm giác nặng chân, đau chân, mỏi chân tê nhức chân rõ ràng hơn.

 

 

Khi làm công việc đứng nhiều, ngồi lâu, cảm giác phù chân sưng mắt cá chân.

 

 

Hay bị chuột rút về đêm, cảm giác châm chích, kiến bò và cảm giác ngứa chân.

 

 

Khi gác chân nên cao, chân bớt đau nhức, khó chịu.

 

 

Có những đường mạch máu li ti màu xanh, tím sẫm nổi dưới da.

 

 

Chân xuất hiện những đường gân xanh ngoằn ngoèo.

 

 

Chân nóng đau nhiều, sưng đỏ, màu da ở chân biến đổi.

 

 

Những tĩnh mạch bị giãn lớn sẽ gây viêm loét da, các vết loét da lâu lành.

 

Đối tượng có nguy cơ cao giãn tĩnh mạch cao: 

Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc hoặc nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên....Trong đó 5 nhóm cần lưu ý có nguy cơ cao với suy giãn tĩnh mạch chân là: 

 

Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động

Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh. 

 

Phụ nữ mang thai

Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch. 

 

Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên 

Việc thường xuyên mang giày cao gót là một thói quen phổ biến của phụ nữ và khoảng 2-3 bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân thì chỉ có một bệnh nhân nam. Mang giày cao gót thường xuyên và mặc quần áo bó sát tạo áp lực lên hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực trên chân và dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ.

 

Người bị bệnh béo phì

Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 


 

Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

Tại phòng khám Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, việc phát hiện suy giãn tĩnh mạch chân tránh nhầm lẫn sẽ nhanh chóng và đơn giản với sự thăm khám và thực hiện siêu âm doppler mạch máu để chẩn đoán chính xác bệnh. Kết hợp cùng các phác đồ điều trị thích hợp cho từng người bệnh ở từng giai đoạn khác nhau. Các bác sĩ có thể điều trị nội khoa hoặc đưa ra các chỉ định phù hợp để ngăn ngừa biến chứng, phòng tái phát và đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh. 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

Chuyên gia

ĐỖ THỊ VÂN ANH
Ths.BS
ĐỖ THỊ VÂN ANH
Bác sĩ Nội Tim mạch
  • share1
  • zalo
  • share3