Ung thư dạ dày là một trong 4 căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ người mắc bệnh tử vong cao do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Vậy ung thư dạ dày là gì? Làm thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng điều trị thành công? Cùng tìm hiểu qua bài viết được tư vấn chuyên môn từ Ths.BS.CKI Nguyễn Vũ Quang - Bác sĩ Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.
Quá trình phát triển ung thư dạ dày diễn ra qua 5 giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn lại có những mức độ xâm lấn khác nhau của tế bào ung thư, cụ thể như sau:
Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không điển hình và dễ gây nhầm lẫn do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý lành tính khác của dạ dày thường gặp. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
Giai đoạn đầu:
Giai đoạn tiến triển, có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng và rõ ràng hơn như:
Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Vì vậy, khám sức khỏe và tầm soát bệnh lý dạ dày là điều cần được thực hiện định kỳ.
- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP.
- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài…
- Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.
Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng bao gồm:
Nội soi dạ dày
Phương pháp thăm khám trực tiếp thực quản, dạ dày và tá tràng nhờ vào một ống soi mềm nhỏ, đường kính khoảng 1cm đưa vào qua đường miệng. Qua hình ảnh trên máy nội soi, bác sĩ thấy được các bất thường đang xảy ra bên trong ống tiêu hóa. Từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp phát hiện các tổn thương và/ hoặc các khối u nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.
Hiện nay một số phương pháp nội soi tiêu hóa hiện đại như:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn là địa chỉ uy tín, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp người bệnh có thể thăm khám và tầm soát sớm các bệnh về tiêu hóa. Bệnh viện hiện có đầy đủ các dịch vụ về nội soi tiêu hóa tùy vào nhu cầu của quý khách hàng.
Trong đó các dịch vụ nội soi không đau, an toàn cho người bệnh luôn được bệnh viện quan tâm và đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại:
Sinh thiết dạ dày
Đây là kỹ thuật lấy mô từ các vị trí khác nhau của dạ dày, sau đó được xử lý và cắt mỏng để soi dưới kính hiển vi để chẩn đoán ung thư, thường được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày.
Xét nghiệm máu
Đối với ung thư dạ dày, xét nghiệm máu có thể chỉ ra marker CA 72-4 (marker điển hình của ung thư dạ dày). Nếu chỉ số xét nghiệm CA 72-4 tăng cao đột biến, bạn cần tiến hành kiểm tra sâu hơn để có kết luận chính xác về bệnh lý.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể cần bổ sung các chẩn đoán hình ảnh cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua vài phương pháp sau:
Bác sĩ Quang cho biết, đối với ung thư giai đoạn rất sớm khu trú tại chỗ, có thể cắt khối u qua nội soi dạ dày bằng phương pháp cắt niêm (EMR) hoặc cắt dưới niêm (ESD), các giai đoạn tiếp theo, ung thư dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cùng với các hạch bạch huyết gần đó với tỷ lệ thành công rất cao. Ngược lại ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư dạ dày đã di căn vào các cơ quan khác trong cơ thể thì cơ hội sống của người bệnh rất thấp, bác sĩ phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.
Các phương pháp điều trị áp dụng cho người bệnh ở từng giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày như sau:
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích.
Mặc dù độ tuổi thường gặp ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên bệnh lý đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến cả ở những người trẻ tuổi. Do đó, mọi người nên nâng cao việc phòng ngừa và tầm soát ung thư dạ dày từ sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn