Những ngày gần đây, tin tức rầm rộ về loại virus Marburg đang bùng phát ở một số quốc gia của châu Phi. Bên cạnh đó, Bộ Y tế và một số tỉnh thành nước ta đã phát đi cảnh báo cũng như có các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh do virus Marburg.
Theo thông tin từ WHO, Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự virus Ebola và tỷ lệ tử vong trung bình lên đến 50%. Giống như virus Ebola, virus Marburg bắt nguồn từ loài dơi ăn quả và lây lan giữa người với người qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hoặc các bề mặt, chẳng hạn như ga trải giường nhiễm virus.
Khởi đầu, nhiều khả năng bệnh nhân là những người ở lâu trong các hang động hoặc hầm mỏ có loài dơi ăn quả Rousettus cư trú.
Bệnh virus Marburg lây lan giữa người với người qua tiếp xúc trực tiếp (khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương) với máu, dịch tiết hay các dịch cơ thể khác của người đã nhiễm bệnh, hoặc các bề mặt bị vấy bẩn các loại dịch này.
Nhân viên y tế thường bị lây bệnh khi chăm sóc người bệnh nghi ngờ hay mắc bệnh virus Marburg mà không tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh Marburg là từ 2 ngày đến 3 tuần. Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ và mệt mỏi dữ dội. Từ ngày thứ 3 bệnh nhân đau quặn bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy toàn nước.
Chảy máu nghiêm trọng xuất hiện khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 của bệnh. Bệnh nhân có thể nôn và đi cầu ra máu đỏ tươi cùng với chảy máu từ mũi, miệng và âm đạo. Chảy máu tự nhiên từ các vị trí tiêm chích (để truyền dịch hay lấy mẫu xét nghiệm) rất khó kiểm soát.
Bệnh nhân thường tử vong ngày thứ 8 hoặc 9 sau khi khởi bệnh do sốc mất máu.
Trên lâm sàng, bệnh virus Marburg khó phân biệt với nhiều bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, sốt thương hàn, viêm màng não và các bệnh sốt xuất huyết do siêu vi khác. Để xác nhận liệu có thật sự bị nhiễm bệnh virus Marburg hay không, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
Cả 2 xét nghiệm máu ở trên có khả năng xác nhận bệnh trong giai đoạn đầu, trong vòng vài ngày khi có các triệu chứng bệnh nhiễm virus Marburg. Ngoài ra còn có các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu hơn như thu thập mẫu bệnh học rồi nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử hoặc tiến hành phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.
Hiện tại chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được chấp thuận. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ - bù nước đường miệng hoặc truyền tĩnh mạch - và điều trị các triệu chứng cụ thể giúp cải thiện khả năng sống sót.
Để phòng ngừa virus gây bệnh:
Khi có các dấu hiệu bất thường, kể cả những biểu hiện quen thuộc như sốt, đau họng hay đau bụng, mọi người đừng nên chủ quan. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn