HOTLINE

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Khi con người già đi, các cấu trúc tạo nên cột sống dần bị hao mòn gây nên thoái hóa cột sống cổ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng chèn ép nghiêm trọng tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

 


 

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng xảy ra do các đĩa đệm cột sống cổ mất nước và co lại, dẫn đến những biến đổi bệnh lý của xương và khớp quanh đó, bao gồm cả việc phát triển gai xương.

Thoái hóa cột sống cổ rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác. Hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa cột sống cổ.

 

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Khi con người già đi, các cấu trúc tạo nên cột sống dần bị hao mòn gây nên thoái hóa cột sống cổ. Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Đĩa đệm mất nước: Đĩa đệm hoạt động giống như miếng đệm giữa các đốt sống của cột sống. Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống bắt đầu khô và co lại. Khi các đĩa đệm trở nên nhỏ hơn, xương giữa các đốt sống sẽ tiếp xúc với nhau nhiều hơn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt xuất hiện ở mặt ngoài của đĩa đệm cột sống khiến nhân nhầy chui qua những vết nứt này, đôi khi đè lên tủy sống và rễ thần kinh.
  • Gai xương: Khi đĩa đệm thoái hóa có thể gây ra hiện tượng tăng sinh xương để củng cố cột sống, hình thành nên những gai xương. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
  • Xơ cứng dây chằng: Dây chằng là tổ chức sợi nối xương với xương. Dây chằng có thể cứng lại theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

 

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Hầu hết các trường hợp thoái hóa cột sống cổ không có triệu chứng, ở một số trường hợp sẽ xuất hiện cảm giác đau và cứng cổ.

Đôi khi, thoái hóa cột sống cổ dẫn đến hẹp ống sống, chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh khiến người bệnh gặp một số triệu chứng như:

  • Ngứa ran, tê rần và yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.
  • Phối hợp động tác hạn chế và đi lại khó khăn.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện.

 

Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

Nếu thoái hóa đốt sống cổ chèn ép nghiêm trọng tủy sống hoặc rễ thần kinh có thể sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

Vậy khi nào cần thăm khám?

Để tránh các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần thăm khám ngay khi gặp các triệu chứng như: Đột ngột bị tê hoặc yếu tay/chân, đại tiểu tiện không tự chủ.

 

Những nguy cơ gây thoái hóa cột sống cổ

  • Tuổi: Thoái hóa cột sống cổ xảy ra phổ biến như một phần của quá trình lão hóa, xuất hiện ở những người từ 40 tuổi trở lên. 
  • Công việc: Người có công việc liên quan đến chuyển động cổ lặp đi lặp lại, làm việc ở tư thế khó hoặc những công việc trên cao gây thêm căng thẳng cho cổ.
  • Chấn thương cổ: Các chấn thương cổ trong quá khứ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ cho người bệnh.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có khả năng làm tăng những cơn đau cổ.

Điều trị thoái hóa cột sống cổ như thế nào?

 

Phụ thuộc vào mức độ thoái hóa cột sống cổ, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh bao gồm các phương pháp sau:

  • Điều trị nội khoa với các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ, chống động kinh, chống trầm cảm.

  • Các bài tập vật lý trị liệu giúp làm giãn cơ và tăng cường sức cơ ở cổ và vai.

  • Điều trị phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc có triệu chứng về thần kinh như yếu tay/chân. Khi đó cần phải loại bỏ các cấu trúc gây hẹp ống sống (như đĩa đệm, gai xương…) để giải phóng tủy sống và rễ thần kinh. Một đoạn cột sống cổ có thể phải được cố định lại bằng vật liệu nhân tạo. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã triển khai thay đĩa đệm động giúp hạn chế phần nào “sự bất động” một đoạn cột sống cổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
 
  • share1
  • zalo
  • share3