Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa ung thư vòm họng và viêm họng vì cả 2 căn bệnh đều có những triệu chứng ban đầu tương tự nhau. Do đó, người bệnh mắc ung thư vòm họng thường phát hiện ở những giai đoạn muộn và khó điều trị.
Vậy ung thư vòm họng và viêm họng thông thường phân biệt như thế nào? Ths.Bs.CKII Nguyễn Trương Khương - Giám đốc chuyên môn - Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn sẽ chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính, đứng đầu trong ung thư vùng đầu cổ và đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Bệnh phát sinh từ các tế bào ở vùng cao nhất của vùng hầu họng, ngay phía sau mũi.
Bệnh không có nhiều triệu chứng riêng biệt, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Đa số người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn, lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch ở cổ hoặc các cơ quan xa như xương, não…
Một số triệu chứng ung thư vòm họng thường gặp:
Viêm họng thông thường là một bệnh lý phổ biến. Bệnh xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, trào ngược, hoặc những yếu tố khác từ môi trường như không khí.
Khi bị viêm họng người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát vùng cổ họng, đau khi nuốt, khó khăn khi nói chuyện, ngoài ra còn có nghẹt mũi, khàn giọng...
Một số triệu chứng viêm họng thường gặp:
Ung thư vòm họng và viêm họng là hai bệnh lý hoàn toàn khác biệt.
Ung thư vòm họng là ung thư ác tính. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời ở giai đoạn sớm bệnh sẽ di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Viêm họng là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Người bệnh chỉ cảm giác khó chịu khi nói, ăn, uống.
Ung thư vòm họng thường gặp ở những người từ 30 đến 45 tuổi, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Viêm họng xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính.
Triệu chứng của ung thư vòm họng ít và xuất hiện từ từ.
Ngược lại, viêm họng có nhiều triệu chứng đi kèm, xuất hiện nhanh và đột ngột.
Người bệnh khi có các triệu chứng ho khan, đau họng kéo dài trên hai tuần thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và cho ra kết quả chính xác.
Viêm họng thường không khó điều trị, người bệnh chỉ cần dùng thuốc trong thời gian ngắn để khắc phục tình trạng bệnh. Tuy nhiên, ung thư vòm họng là bệnh rất khó điều trị. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh rất cao. Ngược lại, sẽ rất khó khăn trong quá trình điều trị nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối.
Khi có các triệu chứng đau họng kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám kịp thời để xác định chính xác bệnh.
Để phòng ngừa các bệnh ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tầm soát ung thư định kỳ 1 năm 1 lần hoặc ít nhất 2 năm một lần. Hiện nay, nội soi Tai Mũi Họng được xem là phương pháp tầm soát và phát hiện ung thư vòm họng hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn