HOTLINE

PHÒNG CHỐNG LAO NHƯ TINH THẦN PHÒNG CHỐNG COVID-19.

Chúng ta đang cố gắng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác nguy hiểm xung quanh. Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không phòng và điều trị đúng cách thì việc lây lan và gây tử vong cũng sẽ rất đáng sợ. 
 

COVID-19 và bệnh lao có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là cơ chế lây truyền của SARS-CoV-2 và Mycobacterium tuberculosis đều qua giọt tiết đường hô hấp. Đồng thời, việc phòng chống 2 căn bệnh này đều đáng quan tâm để bảo vệ sức khỏe và giảm lây lan dịch tễ.
 

Hướng đến ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao 24/3, hãy phòng chống lao như tinh thần phòng chống Covid-19, cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh Lao qua bài viết được tham vấn chuyên môn từ BS Hồ Tấn Lộc - Khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

 

Phong-chong-lao

 

Những điểm giống nhau của Lao và Covid-19

Những người mắc bệnh Lao và Covid-19 có những triệu chứng tương tự nhau như: ho, sốt và khó thở. 

Cả 2 loại đều tấn công vào cơ quan đích là phổi.

Và khi nhiễm bệnh đều có thời gian ủ bệnh trước khi khởi phát.

 

Sự lây truyền của Lao nguy hiểm hơn Covid-19

Sự lây truyền bệnh lao nguy hiểm hơn Covid-19 vì trực khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí và nó tồn tại trong môi trường sống với thời gian dài. Vi khuẩn lao tồn tại dưới các hạt mịn có kích thước rất nhỏ dưới 5 micro mét lơ lửng trong không khí vài giờ do giọt bắn của người bệnh lao phổi ho, hắt hơi, la hét hoặc hát. Những người hít phải có thể bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, vi khuẩn lao có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống trong thời gian dài.

Trong khi đó COVID-19 lây truyền chủ yếu qua dịch tiết mũi họng đường hô hấp xuất phát từ người mắc COVID-19 và qua tiếp xúc, đặc biệt tại các cơ sở y tế và những nơi đông người và ở không gian kín. Các giọt bắn này có thể do ho, hắt hơi, thở ra và nó có thể rơi xuống bề mặt của các đồ vật, sàn nhà và khi tiếp xúc có thể bị nhiễm COVID-19 qua động tác chạm vào chúng và sau đó đưa lên chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Do đó, cách để phòng COVID-19 là duy trì khoảng cách tối thiểu 1 mét với những người khác và thường xuyên vệ sinh tay.

 

Nhiễm lao có thể kéo dài nhiều năm và cần điều trị dài ngày

Hầu hết những người bị nhiễm lao không bao giờ phát triển thành bệnh lao mà có thể ở dạng tiềm ẩn (nhiễm lao tiềm ẩn), vi khuẩn lao chưa gây hại cho cơ thể và không có triệu chứng. Nếu phát triển thành bệnh lao, nó có thể xảy ra từ hai đến ba tháng sau khi nhiễm trùng hoặc nhiều năm sau đó. Khi đã mắc bệnh lao thì cần tuân thủ nghiêm liệu trình điều trị kéo dài nhiều tháng.

Hầu hết những người bị nhiễm COVID-19 sẽ bị bệnh cấp tính ở đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình và phần lớn sẽ hồi phục mà không cần điều trị đặc biệt. Những người lớn tuổi và những người có các vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn.

 

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Để phòng nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ra cộng đồng cần thực hiện:

Với người chưa bị bệnh:

 - Tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin BCG (vắc xin phòng bệnh lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau khi sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.

 - Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.

 - Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 - Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

 

Với người bệnh lao phổi:

Người bệnh phải đeo khẩu trang. Khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định. Đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vi khuẩn sẽ tồn tại rất lâu.

 

Triệu chứng bệnh lao phổi

 Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm:

- Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu);

- Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở;

- Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc;

- Đổ mồ hôi trộm về đêm;

 - Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều;

 - Chán ăn, gầy sút;

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Các xét nghiệm lao giúp chẩn đoán bệnh sớm

Xét nghiệm chính là giải pháp giúp chẩn đoán bệnh lao một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác. Tuy có nhiều phương pháp nhưng sau đây là hai phương pháp xét nghiệm lao hiện đại, phổ biến.

Xét nghiệm nhuộm soi

Xét nghiệm Gene Xpert 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 
  • share1
  • zalo
  • share3