HOTLINE

Uống nhầm xăng, cơ thể sẽ như thế nào?

Uống nhầm xăng là một tình huống ngộ độc nguy hiểm cần được xử trí kịp thời.

 

BS-CKI Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết: Xăng là một chất lỏng độc hại gồm các hợp chất hydrocacbon như: ankan, metan, benzen, toluen,... chỉ một lượng nhỏ của các chất này khi vào cơ thể đã có thể gây ức chế thần kinh trung ương (đặc biệt là lượng benzen) và ảnh hưởng các cơ quan khác.

 

Không chỉ độc hại khi chúng ta nuốt phải xăng, nếu hít xăng trong thời gian dài có thể gây khó thở, đau rát cổ họng, mửa, phân có máu, mất thị lực, chóng mặt, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, co giật, suy nhược cơ thể và mất ý thức.

 

Một trong những ảnh hưởng lớn đến cơ thể khi tiếp xúc với xăng là ảnh hưởng đến phổi khi chúng ta hít xăng vào. Độ nhớt thấp cùng độ bay hơi tạo điều kiện cho xăng dễ dàng len lỏi vào phổi, nhanh chóng lan đến các phế quản nhỏ và phế nang gây viêm phổi. Khi vô tình uống phải một lượng lớn xăng có thể gây tổn thương các cơ quan vĩnh viễn thậm chí gây tử vong.

 

Các triệu chứng khi uống xăng:

Ngay sau khi uống nhầm phải một lượng xăng, người bệnh sẽ có những triệu chứng: ho sặc, ngạt thở, nôn ói.

Sở dĩ có triệu chứng trên là do đặc tính dễ bay hơi kèm theo sức căng bề mặt thấp nên chúng dễ dàng lan rộng gây kích thích niêm mạc.

Lượng xăng nuốt vào cũng làm đau bụng, tức ngực và buồn nôn. Nếu được hấp thu từ phổi và ruột vào máu lên não, xăng dầu sẽ tác động trực tiếp trên các tế bào não gây các triệu chứng lừ đừ, kích thích, co giật, hôn mê.

BS Hồ Thanh Lịch, khuyến cáo để tránh những trường hợp ngộ độc xăng ngoài ý muốn do nhầm lẫn cho cả người lớn và trẻ, chúng ta cần cất trữ xăng ở một nơi đặc biệt và an toàn, tránh xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ em. Không dùng những loại chai nhựa, chai đựng nước uống để đựng xăng dầu, cần gắn nhãn rõ ràng và đặt ở những nơi xa tầm với của trẻ...

Nguồn: Báo Thanh niên

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

Chuyên gia

HỒ THANH LỊCH
BS.CKI
HỒ THANH LỊCH
Phó khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu
  • share1
  • zalo
  • share3