Ô nhiễm không khí, nồng độ bụi mịn vượt chuẩn
Ghi nhận trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ) cho thấy, nhiều khu vực tại TP. HCM có điểm đo chất lượng không khí có hại cho sức khỏe.
Theo ứng dụng Air Visual, chiều 10.1, nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại quận 1 TP.HCM ở mức khoảng 28 µg/m³, TP.Thủ Đức 27,4 µg/m³,... (mức giới hạn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO - là khoảng 5 µg/m³). Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở TP.HCM ở ngưỡng 79, xếp thứ 42 về ô nhiễm trên bảng xếp hạng gồm 108 thành phố lớn trên thế giới.
Các khuyến nghị về sức khỏe được đưa ra bao gồm đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, các nhóm nhạy cảm nên giảm tập thể dục ngoài trời, đeo khẩu trang khi ra đường, sử dụng máy lọc không khí hỗ trợ.
Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn (PM 2.5), là một vấn đề được quan tâm trên khắp thế giới. Trong thời gian qua, không chỉ TP.HCM mà những thành phố khác cũng xuất hiện lớp sương mù đặc quánh khiến các tòa nhà, khu dân cư ẩn sau lớp màn trắng đục.
Bụi mịn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Nhật Vinh, phụ trách liên chuyên khoa Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết việc tiếp xúc với bụi mịn (bụi có đường kính khí động nhỏ hơn 2,5 µm) và bụi phát sinh từ khí thải động cơ có tác hại lớn hơn so với bụi thông thường. Người lớn tuổi mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi mãn tính (COPD, hen suyễn), trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi tiếp xúc với bụi PM 2.5.
Vấn đề hô hấp: Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào hệ thống hô hấp, phế nang phổi và đi vào máu, điều này có thể gây kích thích và viêm nhiễm cho đường hô hấp. Sự viêm nhiễm đường hô hấp hay phổi gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, bệnh COPD hoặc suyễn.
Bệnh tim mạch và huyết áp: Bụi mịn có thể làm tăng việc hình thành các yếu tố nguy cơ cho các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, quá trình viêm nhiễm từ những cơ quan của hệ hô hấp có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Nhiễm độc: Bụi mịn có thể chứa các chất độc hại như kim loại nặng, hợp chất hữu cơ và các chất khác từ nền đất, khói xe hoặc nguồn gốc công nghiệp. Tiếp xúc lâu dài với các chất này có thể dẫn đến tích tụ trong cơ thể, gây hại cho các cơ quan nội tạng.
Ảnh hưởng hệ thống miễn dịch: Tiếp xúc với bụi mịn có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến miễn dịch.
Nguy cơ ung thư: Tiếp xúc với bụi mịn có thể tăng nguy cơ mắc các loại ung thư nhất định, đặc biệt là ung thư phổi. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde có thể gây cản trở cơ chế sửa lỗi của ADN gây nên bệnh ung thư phổi.
Bảo vệ sức khỏe trước tác động của bụi mịn
Bụi mịn có khả năng xâm nhập sâu vào cơ thể, do đó để phòng ảnh hưởng của bụi mịn, cần hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc. Để phòng tránh và khắc phục môi trường không có bụi mịn, bác sĩ Vinh khuyến cáo điều đầu tiên là cần sự chung tay của mọi người qua việc có ý thức vệ sinh môi trường (không xả và đốt rác, dọn vệ sinh nhà ở, khu phố...); trồng thêm cây xanh; ưu tiên đi phương tiện công cộng, hạn chế xe cá nhân, dùng nhiên liệu sạch...
Đối với mỗi cá nhân, một số lời khuyên sau sẽ giúp bảo vệ sức khỏe trước tác động của bụi mịn:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Nguồn: Báo Thanh niên
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn