Cường giáp là tập hợp nhiều triệu chứng, dấu hiệu bất thường của cơ thể và thường gặp nhất ở độ tuổi 20-50 tuổi. Tỷ lệ mắc cường giáp ở nữ giới cao gấp 7 lần nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng lên tim, mắt, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng cường giáp, bao gồm triệu chứng, dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hội chứng này.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở vị trí phía trước cổ, có chức năng sản xuất hormone giáp cho cơ thể, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp T3 (liothyronin) và T4 (levothyroxin) vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể hơn so với nhu cầu bình thường, dẫn đến hội chứng cường giáp.
Các triệu chứng của cường giáp rất đa dạng và có thể khác nhau ở mỗi người. Một số dấu hiệu thường gặp như:
Nhiều người thường lầm tưởng rằng cường giáp và bệnh Basedow là một. Thực tế, cường giáp là một hội chứng với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bệnh Basedow chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Cả hai bệnh đều có những biểu hiện tương đồng, nhưng cơ chế gây bệnh lại khác nhau. Bệnh Basedow, hay còn gọi là bệnh Graves, là một bệnh tự miễn điển hình. Trong căn bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể “nhầm lẫn” các tế bào tuyến giáp là “kẻ thù” và sản xuất ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Sự tấn công này khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến dấu hiệu tương tự cường giáp như tim đập nhanh, bồn chồn, sút cân, đổ mồ hôi trộm.
Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, trong đó phổ biến nhất là:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng cường giáp. Bệnh Basedow là tình trạng rối loạn tự miễn xuất hiện khi các kháng thể kích thích tế bào tuyến giáp tăng sản xuất T3 và T4 gây cường giáp. Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh Basedow, thì những người khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này.
Các khối u tuyến giáp đa nhân, đơn nhân hoặc u độc tuyến giáp có thể gây ra sản xuất hormone tuyến giáp quá mức.
Một số tình trạng viêm tuyến giáp như viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp sau sinh, viêm tuyến giáp thầm lặng khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng cường giáp và sau đó gây ra suy giáp.
Dùng quá nhiều i-ốt có thể kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh hơn gây cường giáp. I-ốt hay có trong muối i-ốt, hải sản, thuốc Amiodarone…
Nếu không được điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Biến chứng tim mạch: gây rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, rung nhĩ được biểu hiện đặc trưng bởi nhịp tim đập nhanh và không đều. Những biến chứng này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ nếu không điều trị kịp thời.
Biến chứng về mắt: Người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc. Nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến mù lòa.
Biến chứng xương khớp: Ở những người bị cường giáp do bệnh Basedow, sự dư thừa hormon tuyến giáp sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương. Do hormone tuyến giáp được sản xuất quá nhiều làm cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể dẫn đến tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp…
Rối loạn tâm thần: Cường giáp có thể gây ra các triệu chứng tâm thần như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ.
Rối loạn kinh nguyệt: Cường giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, vô kinh...
Cơn bão giáp: Khá ít gặp nhưng nguy hiểm với biểu hiện bao gồm sốt cao, vật vã, đôi khi mệt lả, tim đập rất nhanh 180 – 200 lần/ phút, loạn nhịp tim. Có thể dẫn tới tử vong khi người bệnh không được chẩn đoán điều trị sớm hoặc tự ý ngưng thuốc…
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về triệu chứng, hỏi về tiền sử, khám lâm sàng và cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định chẩn đoán.
Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán cường giáp như:
Xét nghiệm máu:
Các chỉ số TSH giảm, FT3 và FT4 tăng, chỉ số TRAb dương tính. Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán được cường giáp cho dù không có các triệu chứng điển hình của bệnh.
Lưu ý: Kết quả xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào phòng xét nghiệm, hoặc có thể không chính xác khi người bệnh uống biotin. Do đó, người bệnh cần ngưng thuốc 3-5 ngày trước xét nghiệm.
Siêu âm tuyến giáp:
Đánh giá kích thước và cấu trúc của tuyến giáp. Đặc điểm cường giáp thường có hình ảnh bướu giáp lớn lan tỏa, tăng sinh mạch máu 2 thùy.
Siêu Âm Tuyến Giáp Nhằm Chẩn Đoán Cường Giáp
Phóng xạ i-ốt:
Nếu kết quả cho thấy tuyến giáp hấp thụ một lượng lớn i-ốt phóng xạ, điều đó có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, nguyên nhân có khả năng nhất là bệnh Graves hoặc các u độc tuyến giáp. Ngược lại nếu tuyến giáp hấp thụ phóng xạ kém cho thấy tuyến giáp giảm hoạt động, thường gặp do viêm tuyến giáp.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, biến chứng, tình trạng sức khỏe và kinh tế của người bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị cường giáp thường được áp dụng:
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát cường giáp. Những loại thuốc này làm giảm dần các triệu chứng của hội chứng cường giáp như tim đập nhanh, hồi hộp, sút cân sẽ giảm dần. Các triệu chứng thường bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần đến vài tháng.
Điều Trị Bằng Thuốc Đối Với Bệnh Cường Giáp
Quá trình điều trị bằng thuốc kháng giáp thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Sau đó, liều có thể giảm dần hoặc dừng lại nếu các triệu chứng biến mất, kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone tuyến giáp đã trở lại mức bình thường. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây và hạn chế các chất kích thích cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Việc sử dụng thuốc thường xuyên và đúng cách sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần thường xuyên thăm khám bác sĩ nội tiết để kiểm tra nồng độ hormone và điều chỉnh liều thuốc hợp lý.
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được chỉ định uống một liều i-ốt phóng xạ, chất này sẽ đi vào tuyến giáp và tiêu diệt các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức làm giảm sản xuất hormone. Phương pháp này an toàn cho người bệnh trên 40 tuổi, thể trạng yếu không cho phép điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật hoặc có nguy cơ tái phát cao. Với phương pháp điều trị này, các triệu chứng thường giảm trong vòng vài tháng.
Liều lượng bức xạ được sử dụng trong quá trình điều trị bằng i-ốt phóng xạ rất thấp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn phóng xạ, người bệnh cần:
Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có chống chỉ định điều trị i-ốt phóng xạ…
Phẫu thuật được lựa chọn khi:
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đang thực hiện phẫu thuật nội soi không để lại sẹo để điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Đây là phương pháp mang lại tính thẩm mỹ, an toàn, giúp người bệnh hồi phục nhanh, sớm trở lại với công việc, tự tin trong giao tiếp. Phương pháp trên được thực hiện hiệu quả không chỉ với những trường hợp bị u giáp lan tỏa, u giáp nhân, cường giáp mà còn phẫu trị hiệu quả cho người bệnh ung thư giáp.
Đừng bỏ qua những bất thường của cơ thể, việc tầm soát sức khỏe 6 tháng/lần là biện pháp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn