HOTLINE

Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt - Hội chứng tiểu không kiểm soát

Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder) là tập hợp các triệu chứng rối loạn chức năng giữ nước tiểu, có thể biểu hiện bằng số lần đi tiểu gấp, tiểu đêm và tăng tần suất muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát. Nguyên nhân bao gồm chấn thương bụng, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh và thức uống có chất kích thích. 

 

Dấu hiệu nhận biết bàng quang tăng hoạt

 

Bàng quang tăng hoạt là gì? 

Bàng quang tăng hoạt (OAB: Overactive bladder) là sự kết hợp của các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, không thể nhịn tiểu được, tiểu không tự chủ và tiểu đêm.

Bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Phụ nữ có thể bị bàng quang tăng hoạt ở độ tuổi trẻ hơn, thường là khoảng 45 tuổi. Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và công việc. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, đặc biệt là những người trẻ.

 

Tiểu gấp: dấu hiệu nhận biết của triệu chứng bàng quang tăng hoạtTiểu gấp: dấu hiệu nhận biết của triệu chứng bàng quang tăng hoạt

 

Bàng quang hoạt động quá mức có thể tự biến mất không? 

Không, bàng quang tăng hoạt không tự biến mất. Nếu không điều trị các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn.

 

Triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Tiểu gấp: Tiểu gấp là tình trạng muốn đi tiểu xuất hiện đột ngột, không kiểm soát được, không thể nhịn tiểu được. Dù vừa đi tiểu thì cảm giác này vẫn không biến mất. 

Tiểu nhiều lần: Thường xuyên tiểu trong ngày, mỗi ngày có thể đi 7-8 lần.

Tiểu đêm: Ban đêm phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để đi tiểu.

 

Tiểu nhiều lần: ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

 

Nguyên nhân chính gây tăng hoạt bàng quang

Các tình trạng hoặc chấn thương ảnh hưởng đến cơ bàng quang khiến bàng quang hoạt động quá mức. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Chấn thương bụng: Mang thai và sinh con có thể làm giãn và làm suy yếu cơ vùng chậu. Cơ vùng chậu là các cơ và mô hỗ trợ các cơ quan ở vùng bụng dưới. Khi bị bàng quang tăng hoạt có thể bị xệ xuống khỏi vị trí bình thường nếu cơ vùng chậu bị yếu đi.
  • Tổn thương thần kinh: Đôi khi cơ thể gửi tín hiệu đến não và bàng quang để đi tiểu không đúng lúc. Một số bệnh và chấn thương có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm phẫu thuật vùng chậu hoặc lưng, thoát vị đĩa đệm, xạ trị, bệnh parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc đột quỵ.
  • Thuốc, rượu và caffeine: Có thể làm tê liệt dây thần kinh ảnh hưởng đến tín hiệu truyền về não và khiến bàng quang co bóp liên tục.         
  • Sự nhiễm trùng: Nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI: urinary tract infection) có thể kích thích dây thần kinh bàng quang và khiến bàng quang bị co thắt mà không báo trước.
  • Thừa cân: Thừa cân có thể gây thêm áp lực lên bàng quang gây ra tình trạng tiểu không tự chủ khẩn cấp.
  • Thiếu hụt estrogen sau mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

Chuyên gia

LÊ VĂN HIẾU NHÂN
BS.CKII
LÊ VĂN HIẾU NHÂN
Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu
  • share1
  • zalo
  • share3