Bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) là thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp các triệu chứng rối loạn chức năng giữ nước tiểu, có thể biểu hiện bằng số lần đi tiểu gấp, tiểu đêm và tần suất muốn đi tiểu đột ngột, khó kiểm soát. Bàng quang tăng hoạt không phải là một bệnh cụ thể, mà là một nhóm các triệu chứng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết sau.
Bàng quang tăng hoạt là sự kết hợp của các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, không thể nhịn tiểu được, tiểu không tự chủ và tiểu đêm.
Bàng quang tăng hoạt thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Phụ nữ có thể bị bàng quang tăng hoạt ở độ tuổi trẻ hơn, thường là khoảng 45 tuổi. Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và công việc. Một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, đặc biệt là những người trẻ.
Các triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức không tự biến mất mà cần thăm khám và điều trị. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Không, bàng quang tăng hoạt không tự biến mất. Nếu không điều trị các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn.
Tiểu gấp: Tiểu gấp là tình trạng muốn đi tiểu ngay lập tức, không kiểm soát được, không thể nhịn tiểu được.
Tiểu nhiều lần: Đi tiểu hơn 8 lần trong ngày (không bao gồm các lần đi tiểu vào ban đêm nếu người bệnh có tình trạng tiểu đêm).
Tiểu đêm: Ban đêm phải thức dậy nhiều hơn 2 lần để đi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ và gây mệt mỏi.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, đừng ngần ngại thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về Tiết niệu để được điều trị đúng cách và kịp thời.
Tiểu nhiều lần: ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Một số nguyên nhân khiến bàng quang hoạt động quá mức:
Tổn thương thần kinh: Các dây thần kinh điều khiển bàng quang đôi khi bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường làm bàng quang trở nên “nhạy cảm” hơn. Ngay cả khi bàng quang còn ít nước tiểu, cơ thể vẫn có thể gửi tín hiệu cần đi tiểu. Một số bệnh lý và chấn thương có thể gây tổn thương thần kinh bao gồm phẫu thuật vùng chậu hoặc lưng, thoát vị đĩa đệm, xạ trị, bệnh parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc đột quỵ.
Thuốc, rượu và caffeine: Caffeine và rượu là chất lợi tiểu làm tăng sản xuất nước tiểu, kích thích bàng quang, có thể gây tê liệt dây thần kinh, ảnh hưởng đến tín hiệu truyền về não và khiến bàng quang co bóp liên tục.
Nhiễm trùng: Chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang hoặc niệu đạo có thể kích thích dây thần kinh bàng quang và khiến bàng quang tăng hoạt.
Thừa cân: Tình trạng thừa cân có thể gây thêm áp lực lên bàng quang gây ra tình trạng tiểu gấp.
Thiếu hụt estrogen sau mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
Phụ nữ mang thai nhiều lần: Mang thai, sinh con có thể làm vùng cơ, mô hỗ trợ các cơ quan ở vùng bụng dưới giãn và làm suy yếu cơ vùng chậu, dẫn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát…
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bàng quang tăng hoạt có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát: Việc đi tiểu nhiều lần và tiểu không hết lượng nước tiểu trong bàng quang có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng.
Sỏi thận: Do việc không đi tiểu hết nước tiểu, các chất khoáng có thể lắng đọng và tạo thành sỏi.
Tăng nguy cơ té ngã: Buồn tiểu gấp có thể khiến người bệnh vội vàng đi vệ sinh, tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Bàng quang tăng hoạt gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ và các sinh hoạt ngày thường.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý: Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thậm chí trầm cảm do tình trạng bệnh.
Đây là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán bàng quang tăng hoạt. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về:
Khám sức khỏe là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán bàng quang tăng hoạt. Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng bụng để kiểm tra kích thước và hình dạng của bàng quang, đồng thời khám các cơ quan sinh dục để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự.
Khám vùng chậu (đối với phụ nữ): Kiểm tra âm đạo và cổ tử cung để loại trừ các vấn đề phụ khoa có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Khám tuyến tiền liệt (đối với nam giới): Kiểm tra tuyến tiền liệt để loại trừ phì đại tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến bàng quang.
Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu, máu trong nước tiểu và các vấn đề khác.
Đo niệu động lực học: Đánh giá chức năng bàng quang bằng cách đo áp lực bên trong bàng quang và dòng chảy của nước tiểu.
Siêu âm: Kiểm tra hình ảnh của bàng quang, thận và các cơ quan khác trong vùng chậu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) bàng quang.
Nội soi bàng quang: Sử dụng một ống nhỏ, có gắn camera để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo. Bác sĩ thường sử dụng gel gây tê để người bệnh không cảm thấy đau, trong một số ít trường hợp, có thể sử dụng thuốc gây mê toàn thân.
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt bao gồm thay đổi một số sinh hoạt hằng ngày, dùng thuốc hoặc phẫu thuật ở một số trường hợp cần thiết.
Người bệnh có thể ghi lại nhật ký bàng quang liên tục trong khoảng 1 tuần để theo dõi lượng nước uống vào mỗi ngày, tần suất đi tiểu trong ngày, số lần tiểu gấp trong ngày, lý do dẫn đến són tiểu (chẳng hạn như ho, hắt hơi hoặc cười)... để hiểu hơn về cơ thể cũng như thấy được mối liên hệ giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng xấu đi của các triệu chứng.
Để hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt, người bệnh nên đi tiểu theo lịch trình cố định được tư vấn bởi bác sĩ điều trị. Người bệnh có thể tập trì hoãn thời gian đi tiểu, bắt đầu với khoảng thời gian ngắn từ 1 - 2 phút, sau đó tăng dần lên để tăng khả năng giữ nước của bàng quang và dần lấy lại khả năng kiểm soát bàng quang.
Giảm hoặc ngưng sử dụng đồ uống, thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng bàng quang bao gồm:
Trà, cà phê, rượu, sôcôla.
Nước ngọt có chứa caffeine.
Trái cây và nước ép trái cây.
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua.
Thực phẩm, đồ uống cay và có tính axit
Thực phẩm, đồ uống có chứa chất ngọt nhân tạo, chẳng hạn như nước ngọt dành cho người ăn kiêng và một số loại kẹo cao su.
Bổ sung một số thực phẩm có lợi cho bàng quang như:
Tăng cường chất xơ ăn, có thể kết hợp các loại thực phẩm như đậu, mì ống, bột yến mạch, ngũ cốc cám, bánh mì nguyên hạt, trái cây tươi và rau tươi nhằm giảm nguy cơ táo bón - một tình trạng có thể gây áp lực lên bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng bàng quang.
Uống thêm hai đến bốn ly nước mỗi ngày.
Thừa cân có thể gây áp lực lên bàng quang, góp phần gây ra các vấn đề về kiểm soát bàng quang.
Không hút thuốc lá
Tập các bài tập giúp thư giãn và làm khỏe cơ bàng quang:
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng bàng quang.
Khi các biện pháp thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang, từ đó giúp giãn cơ, ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy.
Việc chỉ định sử dụng thuốc tùy theo đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ. Người bệnh nên thăm khám để có chỉ định phù hợp thay vì tự sử dụng thuốc tại nhà.
Tiêm Botulinum (như Botox) với công dụng làm giảm co thắt cơ của thành bàng quang, từ đó giảm tiểu gấp và tiểu không tự chủ. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và đưa ống soi vào bàng quang để tiêm một lượng nhỏ botulinum vào cơ bàng quang. Botox thường có tác dụng trong 6 tháng, người bệnh sẽ được điều trị lặp lại khi bàng quang tăng hoạt tái phát.
Có hai phương pháp kích thích thần kinh gồm: Kích thích thần kinh cùng và kích thích thần kinh chày. Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách gửi các xung điện đến dây thần kinh có chung đường dẫn đến bàng quang, để bàng quang hoạt động bình thường và cải thiện các triệu chứng tăng hoạt. Mỗi liệu trình thường gồm 12 lần, tùy thuộc tình trạng bệnh.
Phương pháp này được chỉ định khi bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém… gây bàng quang tăng hoạt, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột có nhược điểm khá lớn nên bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp can thiệp ít xâm lấn khác nhưng không thành công.
Điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bàng quang tăng hoạt như:
Phòng khám Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín điều trị các bệnh lý về tiết niệu, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh mắc các bệnh lý như hội chứng bàng quang tăng hoạt, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, u xơ tiền liệt tuyến, đặc biệt là ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt. Bằng việc ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại và các phương pháp điều trị tiên tiến mang đến cho người bệnh những giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Nguồn tài liệu tham khảo:
|
[1] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14248-overactive-bladder#overview
|