HOTLINE

Đứt dây chằng chéo và những điều cần biết

Đứt dây chằng chéo là một chấn thương thường gặp, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của khớp gối. Do đó, khi bị đứt dây chằng chéo, cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng. Tìm hiểu về đứt dây chằng chéo qua những chia sẻ của BS.CKII Huỳnh Đặng Thanh Sơn - Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn. 

 

 

 

Dây chằng chéo là gì?

Dây chằng chéo là một dải mô liên kết chắc chắn nằm ở trung tâm khớp gối, nối xương đùi với xương chày. Dây chằng chéo có vai trò quan trọng trong việc ổn định khớp gối, giúp ngăn ngừa xương đùi trượt ra trước hoặc ra sau so với xương chày.

 

Nguyên nhân đứt dây chằng chéo: 

Tổn thương dây chằng chéo thường xảy ra gián tiếp khi người bệnh chạy nhảy, sau đó đột ngột chậm lại và thay đổi tư thế hay đảo chiều vận động làm xoay hay đè ép gối. 

 

 

 

 

Chấn thương đứt dây chằng chéo thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

  • Tai nạn thể thao: Các môn thể thao có nguy cơ cao gây đứt dây chằng chéo bao gồm bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng chày...
  • Tai nạn sinh hoạt: Tai nạn sinh hoạt như ngã, té, va đập mạnh vào đầu gối cũng có thể gây đứt dây chằng chéo.
  • Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị đứt dây chằng chéo có nguy cơ cao bị đứt dây chằng chéo hơn.

 

Triệu chứng đứt dây chằng chéo

Các triệu chứng của đứt dây chằng chéo bao gồm:

  • Đau: Đau đột ngột, dữ dội ở khớp gối.
  • Sưng: Khớp gối sưng to, đỏ.
  • Cảm giác lỏng gối: Khớp gối có cảm giác lỏng lẻo, không vững.
  • Khó đi lại: Khó khăn khi đi lại, leo cầu thang.

 

 

 

Điều trị đứt dây chằng chéo

Điều trị đứt dây chằng chéo phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng chéo.

Trường hợp đứt dây chằng chéo nhẹ: Có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, bao gồm:

Băng ép, chườm lạnh, nâng cao khớp gối giúp giảm đau, sưng, viêm.

Vật lý trị liệu: Giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, phục hồi khả năng vận động của khớp gối.

Trường hợp đứt dây chằng chéo nặng: Cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng chéo.

 

 

Nội soi tái tạo dây chằng chéo là phương pháp phẫu thuật nhẹ nhàng, không đau, ít xâm lấn phần mềm và người bệnh có thể đi lại sau phẫu thuật từ 1-2 ngày. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối kéo dài từ 60-90 phút, sử dụng các gân ít ảnh hưởng tới chân như là Gân Hamstring, gân cơ mác dài... tái tạo thành dây chằng chéo mới của khớp gối. 

Sau mổ, người bệnh được nằm lại khoảng 2-3 ngày để theo dõi sau mổ và tập vật lý trị liệu để có thể hoạt động nhẹ nhàng. 

 

BS.CKII Huỳnh Đặng Thanh Sơn - Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: Bên trong khớp gối, bộ phận quan trọng nhất là dây chằng và sụn chêm, nếu cả 2 đều bị đứt hoặc rách hoàn toàn thì khớp gối sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm mất vững khớp gối và tác động trực tiếp đến chức năng vận động. Hầu hết trường hợp đứt dây chằng đều cần phải mổ. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây biến chứng teo cơ đùi, hư sụn khớp… Đối với các bệnh nhân trẻ tuổi, việc phẫu thuật kịp thời sẽ giúp hồi phục sớm, nhanh lấy lại khả năng vận động, sinh hoạt như bình thường.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước và chéo sau, hầu hết người bệnh đều hài lòng khi xuất viện và với khung chương trình tập vật lý trị liệu phù hợp, người bệnh sớm trở lại các hoạt động như trước đây.

 

Lưu ý sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo

Sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo, cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm lạnh khớp gối trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật.
  • Băng ép khớp gối trong vòng 1-2 tuần sau phẫu thuật.
  • Nâng cao khớp gối khi nghỉ ngơi.
  • Tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của khớp gối.

Việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tập vật lý trị liệu đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động của khớp gối và giảm nguy cơ tái phát chấn thương.

 

Bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo người bệnh khi bị chấn thương khớp gối, nếu xảy ra tình trạng sưng, đau kéo dài, đau gối khi vận động mạnh thì phải đến các bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để được đánh giá chính xác các tổn thương và có phương pháp điều trị thích hợp.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế  Bảo hiểm sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

Chuyên gia

HUỲNH ĐẶNG THANH SƠN
BS.CKII
HUỲNH ĐẶNG THANH SƠN
Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình
  • share1
  • zalo
  • share3