HOTLINE

KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Thoái hóa khớp gối thường chỉ được phát hiện khi khớp của người bệnh có cảm giác đau nhức ở mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. 

 

 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm giúp nhận biết thoái hóa khớp gối là: 

  • Cơn đau ở gối kéo dài hoặc tái phát theo thời gian
  • Đau đầu gối trong và sau khi tập thể dục.
  • Không vận động gối được như bạn mong muốn.
  • Đầu gối cứng lên khi ngồi trong xe hơi hoặc rạp chiếu phim.
  • Cảm thấy đau khi trời mưa.
  • Cơn đau khiến bạn không ngủ được.

 

Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn nặng, khớp gối sẽ bị sưng, cứng khớp, việc đi lại trở nên khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 20% dân số. Tại Mỹ, có 80% người ở độ tuổi trên 55 mắc bệnh. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng tỉ lệ này cũng ở mức khá cao với ước tính khoảng 1/3 người Việt trên 40 tuổi.

 

 

Điều trị thoái hóa khớp gối

Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân (nếu bị thừa cân): Việc giảm cân giúp giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.
  • Vật lý trị liệu: Cùng với việc sử dụng thuốc, tùy trường hợp có thể bác sĩ sẽ tư vấn kết hợp 1 số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng vận động, tăng sự linh hoạt cho khớp.
  • Sửa tư thế: Người bệnh nên tránh ngồi xổm, ngồi bó chân và hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.
  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp: Các loại cá (như cá thu, cá hồi, cá ngừ), trái cây, đậu nành và hạn chế các loại thịt đỏ, đồ chiên rán, bánh ngọt, nước có ga và chất kích thích.

 

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc chống viêm giảm đau: dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối.

 

Thay khớp gối: 

Được chỉ định khi khớp gối đau nhiều mà các phương pháp điều trị nội khoa hay bảo tồn (Uống thuốc, tiêm, vật lý trị liệu...) không hiệu quả, khớp gối biến dạng ảnh hưởng nhiều đến đi lại và chất lượng cuộc sống. Các phương pháp phẫu thuật có thể sử dụng như nội soi khớp, thay khớp hoặc tạo hình khớp….

Người lớn ở mọi lứa tuổi đều có thể xem xét thay khớp gối với các tình trạng bệnh tiến triển nặng, đa số đối tượng cần thay khớp gối là những người 60-80 tuổi.

 

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo: được chỉ định cho các trường hợp sụn khớp gối bị tổn thương quá nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa hay bảo tồn đều không mang đến hiệu quả. Bên cạnh đó, những người bị thoái hóa khớp, dính khớp, viêm khớp dạng thấp hay chấn thương khiến sụn khớp bị tổn thương…cũng có thể được chỉ định thực hiện thay khớp gối nếu:

  • Đau nhiều ở khớp gối kể cả khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, dùng thuốc để điều trị nhưng không hiệu quả.
  • Khớp gối biến dạng, cứng khớp, khó cử động khớp gối.
  • Dùng thuốc tiêm corticoid hay thuốc bôi trơn khớp gối không có hiệu quả.

Người bệnh thường sẽ phải nằm viện trong vài ngày đầu để theo dõi sau phẫu thuật thay khớp gối. Để giảm đau và khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Người bệnh nên cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Di chuyển xung quanh phòng bệnh, hành lang…làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp chân và có thể giúp làm giảm sưng.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

 

Chuyên gia

VÕ VĂN MẪN
BS.CKII
VÕ VĂN MẪN
Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình
  • share1
  • zalo
  • share3