HOTLINE

NGUYÊN NHÂN GÂY SỎI THẬN BẮT NGUỒN TỪ NHỮNG THÓI QUEN HẰNG NGÀY

Biết rõ nguyên nhân gây sỏi thận có thể giúp bạn và người thân phòng ngừa căn bệnh phổ biến với tỷ lệ lên đến 40% tại Việt Nam. Sỏi thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như: khiến người bệnh bị đau buốt vùng mạn sườn; thường xuyên tiểu buốt, tiểu són, tiểu ra máu, tiểu không hết; sỏi thận lớn có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, tắc bàng quang, làm tổn thương thận, nhiễm trùng thận, suy thận…

 


Nguyên Nhân Gây Sỏi Thận Bắt Nguồn Từ Những Thói Quen Hằng Ngày - Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

 

Sỏi thận có thể được hình thành khi nước tiểu có hàm lượng cao các khoáng chất và muối. Các chất này kết tinh và lắng đọng tại thận, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi. Có nhiều nguyên nhân khiến lượng chất khoáng trong nước tiểu tăng cao như:

 

Lượng nước tiểu thấp: 

Một yếu tố nguy cơ chính gây sỏi thận là lượng nước tiểu ít liên tục, kéo dài. Lượng nước tiểu thấp có thể do mất nước (mất chất lỏng trong cơ thể) đến từ việc tập thể dục nặng nhọc, làm việc hoặc sống ở nơi nóng hoặc không uống đủ nước. Khi lượng nước tiểu ít thì nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu cao, dễ gây ra tình trạng siêu bão hòa, cặn lắng, từ đó hình thành sỏi thận. Tăng lượng chất lỏng uống vào sẽ làm loãng muối trong nước tiểu và có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi.

 

Chế độ ăn:

Người Việt Nam có thói quen ăn mặn, nhiều gia vị, ngoài ra một chế độ ăn giàu protein động vật, chẳng hạn như thịt bò, cá, thịt gà và thịt lợn có thể làm tăng nồng độ axit trong cơ thể và trong nước tiểu. Nồng độ axit cao làm cho sỏi canxi oxalat và axit uric dễ hình thành hơn.

 

Tình trạng ruột: 

Một số tình trạng đường ruột gây tiêu chảy (chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng) hoặc phẫu thuật (chẳng hạn như phẫu thuật bắc cầu dạ dày) có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

 

Béo phì:  

Béo phì là một yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Béo phì có thể làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi.

 

Thuốc:

Một số loại thuốc, bổ sung canxi và vitamin C có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.     

 

Tiền sử gia đình:

Nguy cơ bị sỏi thận cao hơn nhiều nếu bạn có tiền sử gia đình bị sỏi, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em ruột.

 

BS.CKII. Lê Văn Hiếu Nhân cho biết để phòng ngừa sỏi thận, cần rèn luyện thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Những người từng có tiền sử mắc sỏi thận nên tránh các thức ăn có quá nhiều canxi, hạn chế các thức ăn nhiều muối, nên ăn ít đường. Đặc biệt, cần rèn thói quen uống nhiều nước mỗi ngày để thải độc cơ thể. Hàng ngày, mỗi người nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, luyện tập thể thao điều độ. 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 

 

Chuyên gia

LÊ VĂN HIẾU NHÂN
BS.CKII
LÊ VĂN HIẾU NHÂN
Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu
  • share1
  • zalo
  • share3