Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, xơ vữa động mạch... Tuy nhiên, đây là một bệnh lý có diễn biến âm thầm, khó nhận biết.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa, phát hiện bệnh kịp thời? Bài viết sau đây cung cấp các thông tin về rối loạn mỡ máu và lời khuyên phòng bệnh từ BS.CKII Nguyễn Mỹ Bảo Anh - Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.
Máu nhiễm mỡ (rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng mất cân bằng các thành phần mỡ trong máu (nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp). 4 chỉ số mỡ máu và giới hạn an toàn của chúng như sau:
Trong đó, sự gia tăng các thành phần mỡ xấu (LDL-Cholesterol, Triglycerid), giảm HDL-cholesterol hơn mức bình thường thì bạn bị máu nhiễm mỡ.
BS.CKII Nguyễn Mỹ Bảo Anh cho biết thông thường hầu như tình trạng mỡ máu cao không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Để nhận biết một người có rối loạn mỡ máu sẽ không thông qua những triệu chứng cấp tính dễ nhận biết, mà thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, với người trẻ tuổi thì dấu hiệu bệnh thường khó nhận biết hơn.
Tuy nhiên một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh cần đi thăm khám gồm:
- Chóng mặt và đau đầu: Cholesterol tích tụ trong các động mạch máu là nguyên nhân hình thành mảng bám khiến việc tuần hoàn máu lên não bị gián đoạn. Vì thế, bệnh dễ gây ra các biểu hiện như mất cân bằng, chóng mặt, đau đầu...
- Mờ mắt, suy giảm thị lực: các vấn đề về thị lực xuất hiện khi cơ thể mắc chứng máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến não và khả năng vận chuyển máu đến các cơ quan khác.
- Xuất hiện biểu hiện cơn đau tim: mạch máu đưa máu đến tim bị xơ hóa do mỡ trong máu khiến máu đến tim khó khăn hơn, dễ gây ra các cơn đau tim thoáng qua.
- Táo bón, đầy hơi: tích tụ mỡ, chất béo trong động mạch gây ra các dấu hiệu về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến nhu động ruột gây ra các đợt táo bón.
- Đau ngực, tăng huyết áp: do sự tích tụ chất béo trong động mạch khiến hạn chế lưu lượng máu đến não.
- Cảm giác mệt mỏi, dinh dưỡng kém, yếu đuối
- Phát ban da, viêm da, ngứa da, nốt phồng nhỏ trên bề mặt da
Người ăn quá nhiều chất béo bão hòa như: mỡ động vật, nội tạng động vật, các loại thức ăn rán, chiên phải sử dụng nhiều dầu mỡ.
Những người ít vận động dẫn tới tình trạng béo phì làm tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân.
Hoặc người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.
Tuổi tác: Nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ tăng lên khi bạn già đi. Tỷ lệ máu nhiễm mỡ xảy ra chủ yếu ở đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi, những đối tượng này cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.
Di truyền: Các nghiên cứu về di truyền phát hiện rằng di truyền có liên quan đến xu hướng mức cholesterol lipoprotein tùy thuộc vào gen.
Chủng tộc: So với người da trắng, người da đen có mức nguy cơ cholesterol HDL và LDL cao hơn.
Rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao khiến các phân tử mỡ xấu không được đưa đến gan để chuyển hóa, từ đó lắng xuống thành mạch, làm dày thành mạch. Lâu dần hình thành nên các mảng xơ vữa, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch. Hậu quả của xơ vữa động mạch vành là gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch cảnh gây đột quỵ, xơ vữa động mạch hai chi dưới gây viêm tắc thiếu máu hoại tử bàn chân.
Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường – đây cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Vì vậy, một người được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần được đánh giá các nguy cơ tim mạch khác để có phương pháp điều trị hiệu quả, dự phòng bảo vệ sức khỏe.
Tầm soát rối loạn mỡ máu định kỳ được khuyến cáo cho tất cả những người trưởng thành, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ. Kiểm tra rối loạn mỡ máu bằng cách lấy máu xét nghiệm khi đói, thời điểm phù hợp là xét nghiệm vào buổi sáng sau khi người bệnh nhịn đói qua đêm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn