HOTLINE

TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỚI NHỮNG XÉT NGHIỆM CƠ BẢN

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh lý mãn tính ngày càng phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường là một biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh, mang lại cơ hội điều trị hiệu quả và giảm thiểu rủi ro biến chứng. 

 

Hãy cùng tìm hiểu tại sao cần tầm soát đái tháo đường, những ai nên thực hiện tầm soát và các phương pháp tầm soát đái tháo đường phổ biến hiện nay.

 

Tại sao cần tầm soát đái tháo đường?  

Đái tháo đường là một căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, khiến nhiều người không nhận ra mình đang mắc bệnh cho đến khi các biến chứng nghiêm trọng xuất hiện. Đái tháo đường xảy ra ở tuyến tụy khi không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin được sản xuất. Bệnh gây rối loạn chuyển hóa do tăng glucose trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt gây biến chứng lên tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

 

Đái tháo đường gây ra những biến chứng nguy hiểm

 

Tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm bệnh lý này, từ đó can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu, giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận hay mù lòa.

 

Ai nên tầm soát đái tháo đường?

Tất cả mọi người đều có thể bị đái tháo đường, nhưng một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và cần phải thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh sớm:

  • Người có yếu tố gia đình mắc bệnh đái tháo đường: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường như bố mẹ, anh chị em ruột, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người thừa cân, béo phì: Cân nặng không kiểm soát làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2.
  • Người có tiền sử huyết áp cao hoặc mỡ máu cao: Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.
  • Người trên 45 tuổi: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.
  • Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ: Phụ nữ mắc đái tháo đường trong thai kỳ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 sau này.
  • Ngoài ra, những người có dấu hiệu “4 nhiều” như khát nước nhiều, uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều, kèm theo các triệu chứng như vết thương lâu lành hay nhìn mờ cũng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát đái tháo đường.

 

Các phương pháp tầm soát đái tháo đường:

Để tầm soát bệnh đái tháo đường, thường sử dụng 1 trong 4 xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đo lượng đường trong máu sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ và chỉ uống nước lọc. Nên thực hiện vào buổi sáng sớm sau khi kết thúc bữa ăn cuối cùng vào đêm hôm trước ngày thực hiện xét nghiệm. Chẩn đoán đái tháo đường khi mức đường huyết đói ≥ 126mg/dl (7mmol/l).
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Đo lượng đường trong máu bất kỳ lúc nào trong ngày, thường thực hiện ở người bệnh có triệu chứng “4 nhiều” kinh điển của tăng đường huyết. Mức đường huyết ngẫu nhiên trên 200 mg/dL kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường sẽ cần điều trị ngay lập tức.
  • Xét nghiệm HbA1c: Đo lượng đường trung bình trong máu trong vòng 2-3 tháng. Với kết quả HbA1C ≥ 6,5% được chẩn đoán là bệnh tiểu đường và tiền đái tháo đường hoặc có nguy cơ khi HbA1c ở mức 5,7% - 6,4%. 
  • Xét nghiệm dung nạp glucose: Kiểm tra lượng đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau khi dùng một lượng glucose tương đương 75g glucose. Phương pháp này giúp kiểm tra khả năng xử lý glucose của cơ thể. Sau khi uống dung dịch glucose, người bệnh sẽ được đo mức đường huyết ở các thời điểm khác nhau trong vòng 2 giờ. Nếu mức đường huyết sau 2 giờ vượt quá 200 mg/dL được chẩn đoán mắc đái tháo đường.

 

Các xét nghiệm máu hiện nay là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện đái tháo đường kịp thời.

 

 

Tiêu chuẩn để chẩn đoán Đái tháo đường gồm: 

 

 

  • Đường huyết tương khi đói ≥ 126mg/dl (7 mmol/l).
  • Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
  • HbA1c ≥ 6,5% (xét nghiệm này phải được chuẩn hóa).
  • Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) và có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết. 

 

 

Ngay cả khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường chúng ta nên đi khám và xét nghiệm đường huyết định kỳ 1 năm/lần. Với những người được chẩn đoán tiền đái tháo đường nên tầm soát ít nhất mỗi 6 tháng/lần. Phụ nữ mang thai nên bắt đầu kiểm tra đường huyết từ tuần 24 - 28 của thai kỳ. Việc tầm soát sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

 

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Tiền đái tháo đường của bộ y tế, tiêu chuẩn để sàng lọc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người lớn không có triệu chứng gồm: 

  • Rối loạn glucose máu lúc đói: Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L). 
  • Rối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống với 75 g glucose.
  • HbA1c: 5,7 – 6,4%

 

Mức đường huyết 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L) là dấu hiệu cảnh báo tiền đái tháo đường.

 

Lưu ý: HbA1c không có giá trị để chẩn đoán và theo dõi nếu có một trong các tình huống sau: bệnh tế bào hình liềm, thai kỳ (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn hậu sản), thiếu glucose-6-phosphate dehydrogenase, nhiễm HIV, lọc máu, mới bị mất máu hoặc truyền máu, đang điều trị với erythropoietin. 

 

Ưu điểm khi khám tầm soát đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn 

Trang thiết bị hiện đại: 

Các thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo việc xét nghiệm được thực hiện chính xác, nhanh chóng, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đái tháo đường.

Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: 

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, được đào tạo cả trong nước và nước ngoài, luôn tư vấn tận tình về phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.

Áp dụng thăm khám bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe: 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đang áp dụng chế độ bảo hiểm y tế thông tuyến. Không phân biệt nơi đăng ký BHYT, mọi khách hàng đều được hưởng trên khung giá quy định của BHYT (tùy theo đối tượng tham gia BHYT). Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn còn liên kết bảo lãnh viện phí trực tiếp với hơn 20 đơn vị bảo hiểm tư nhân, giúp người bệnh an tâm thăm khám với mức chi phí hợp lý.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

 

Gói khám tầm soát bệnh lý nội tiết đái tháo đường và tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Một trong những gói khám được nhiều người bệnh lựa chọn để tầm soát bệnh lý đái tháo đường là Gói tầm soát bệnh lý nội tiết đái tháo đường và tim mạch. Đây là gói khám kết hợp giúp kiểm tra các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường và bệnh tim mạch. Các danh mục thăm khám xét nghiệm máu và nước tiểu xác định các chỉ số chức năng gan, thận, mỡ trong máu và chẩn đoán hình ảnh liên quan. Các danh mục khám được thiết kế khoa học, phân chia rõ ràng giúp kiểm tra chính xác sức khỏe, phát hiện sớm bất thường, ngăn ngừa bệnh tiến triển ngay từ giai đoạn đầu.

 

Gói khám này bao gồm:

  • Xét nghiệm đường huyết: Đo đường huyết lúc đói và HbA1c để đánh giá tình trạng đái tháo đường.
  • Xét nghiệm kiểm tra mỡ máu: Kiểm tra mức cholesterol, triglycerides và các chỉ số liên quan đến tim mạch.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích các thành phần trong nước tiểu giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. 
  • Đo huyết áp: Đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Khám lâm sàng và tư vấn chuyên gia: Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể và tư vấn về chế độ ăn uống, lối sống hợp lý để phòng ngừa bệnh.

 

Quy trình thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Bước 1: Đặt lịch khám: Quý khách có thể đặt lịch khám bằng cách: 

Gọi đến hotline: 1800 6767 chọn nhánh số 2: Đặt hẹn và tư vấn dịch vụ. 

Đặt lịch hẹn tại website.

Đặt lịch hẹn qua Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

Sau khi liên hệ đặt hẹn, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ lựa chọn gói khám phù hợp và hướng dẫn các bước chuẩn bị.

Bước 2: Đến bệnh viện: Đến bệnh viện đúng giờ hẹn, mang theo các giấy tờ cần thiết (CCCD/passport, bảo hiểm y tế...) và cung cấp thông tin đặt hẹn cho nhân viên dịch vụ khách hàng. 

Bước 3: Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để đánh giá tổng quát sức khỏe và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo gói khám đã lựa chọn. 

Bước 4: Nhận kết quả và tư vấn: Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp. 

 

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát đái tháo đường: 

  • Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm.
  • Nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm đường huyết lúc đói (Fasting Blood Sugar - FBS) yêu cầu người bệnh nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. 

Xét nghiệm HbA1c không yêu cầu nhịn ăn nhưng bạn vẫn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình.

  • Tránh uống đồ ngọt trước khi xét nghiệm

Không uống nước ngọt hoặc các loại thức uống chứa đường trong vòng 8 giờ trước khi làm xét nghiệm đường huyết, vì điều này có thể làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên có thể uống nước lọc. 

  • Chuẩn bị tinh thần thoải mái
  • Chuẩn bị các thông tin về tiền sử bệnh lý của mình gồm: lịch tiêm ngừa, phẫu thuật, dị ứng (thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm…), thai sản và tiền sử bệnh lý của gia đình. Mang theo kết quả xét nghiệm hoặc đơn thuốc cũ của mình (nếu có).
  • Trước khi tiến hành siêu âm bụng tổng quát khoảng 01 giờ cần nhịn tiểu và uống nhiều nước.
  • Ngoài ra, đối với nữ giới, nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt, vui lòng chờ sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 5 – 7 ngày để xét nghiệm nước tiểu có kết quả chính xác nhất.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
  • share1
  • zalo
  • share3