HOTLINE

TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Đột quỵ không còn là căn bệnh của người cao tuổi. Các thống kê cho thấy số ca đột quỵ ở người trẻ đang tăng lên đáng báo động. Ở Việt Nam, tình trạng này đặc biệt đáng lo ngại khi có tới 200.000 ca đột quỵ mới được ghi nhận mỗi năm. Việc tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các nguy cơ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời để phòng ngừa đột quỵ.

Tầm soát đột quỵ là gì?

Đột quỵ, còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Nếu trong vài phút không cung cấp đủ máu cho não, tế bào não sẽ bị thiếu oxy và dinh dưỡng, dẫn đến tổn thương và chết tế bào não.

Tầm soát nguy cơ đột quỵ

Người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức để giảm nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn và các biến chứng sau đó. Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm méo miệng, liệt tay, khó nói và cần được xử lý nhanh chóng, chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ các dấu hiệu này với chữ “FAST” (Face, Arm, Speech, Time):

  • Face (Mặt): Một bên mặt có dấu hiệu xệ xuống hoặc méo miệng.
  • Arm (Tay): Không thể nâng cả hai tay hoặc một bên tay bị yếu, tê liệt.
  • Speech (Lời nói): Nói lắp, khó nói hoặc không hiểu lời người khác.
  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức để giảm thiểu tổn thương não.

Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tử vong, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ và suy giảm chức năng vận động. Do đó, tầm soát đột quỵ là phương pháp cần thiết giúp:

  • Nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu), bệnh tim mạch.
  • Đánh giá tình trạng mạch máu và não bộ, phát hiện hẹp động mạch cảnh (mạch máu nằm ở hai bên cổ), tổn thương mạch máu não.
  • Có biện pháp can thiệp kịp thời để giảm nguy cơ đột quỵ như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hoặc điều trị y tế phù hợp.

Tại sao cần phải khám tầm soát đột quỵ?

Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm có trên 200.000 người Việt Nam gánh chịu hậu quả của đột quỵ, từ mức độ nhẹ đến nặng. Việc cấp cứu kịp thời người bệnh đột quỵ trong "Thời gian vàng" được xem là yếu tố quyết định sự sống còn và khả năng phục hồi của người bệnh. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là có đến 70% người bệnh đột quỵ không được tiếp cận điều trị cấp cứu kịp thời trong giai đoạn quan trọng này.

Việc tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ còn giảm thiểu tối đa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Liệt: Liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại và tự chăm sóc bản thân.
  • Mất trí nhớ: Giảm khả năng ghi nhớ và tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ, gây ra khó khăn trong giao tiếp.
  • Trầm cảm: Tâm trạng chán nản, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.
  • Suy kiệt: Mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể chất và tinh thần.
  • Nhiễm trùng: Viêm phổi hít sặc, nhiễm trùng vết loét tì đè, nhiễm trùng đường tiểu.

Ai cần tầm soát đột quỵ?

Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ bao gồm:

  • Cao huyết áp: Là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, áp lực lên thành mạch cũng gia tăng, gây tổn thương và tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa lâu ngày có thể hình thành huyết khối (cục máu đông). Khi cục máu đông di chuyển và gây tắc mạch máu não, sẽ dẫn đến đột quỵ nhồi máu não.
  • Bệnh tim mạch: Các bệnh lý như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, rung nhĩ… có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
  • Đái tháo đường: Tăng đường huyết đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, làm xuất hiện cục máu đông hoặc mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở dòng máu giàu oxy đến não. Không chỉ ảnh hưởng đến não bộ, các mảng xơ vữa này còn có thể gây nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực khi xuất hiện ở tim.
  • Bệnh mỡ máu cao: Mỡ máu tăng cao không được kiểm soát sẽ hình thành các mảng xơ vữa dần tích tụ trên thành mạch, làm phát sinh tình trạng xơ vữa động mạch. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài, dần dần gây tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố khác như hút thuốc lá, uống rượu, béo phì, lối sống ít vận động và tiền sử gia đình có người bị đột quỵ… cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Do đó, những đối tượng cần tầm soát đột quỵ dựa trên:

  • Tuổi tác: Người bệnh càng lớn tuổi, nguy cơ tim mạch, đột quỵ càng cao
  • Tiền sử bệnh lý: Những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, hoặc có tiền sử gia đình bị đột quỵ.
  • Lối sống chưa lành mạnh: Người hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên, ít vận động, hoặc béo phì.

Hãy xem việc thăm khám sức khỏe định kỳ là cơ hội để lắng nghe sức khỏe của bản thân. Đối với những người có sức khỏe bình thường và không có yếu tố nguy cơ cao, việc tầm soát đột quỵ mỗi 2-3 năm một lần là phù hợp. Đặc biệt trong những trường hợp có các yếu tố nguy cơ, nên chủ động sàng lọc 1-2 lần trong năm.

Phương pháp tầm soát nguy cơ đột quỵ?

Các phương pháp tầm soát nguy cơ đột quỵ bao gồm:

Điện tim thường (ECG): Ghi lại hoạt động điện của tim (đo nhịp tim và ghi lại nhịp đập tim) giúp phát hiện các bệnh lý về tim có thể gây đột quỵ như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu: Công thức máu giúp xác định nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. Bên cạnh đó chỉ số sinh hóa máu giúp kiểm tra mức cholesterol, triglycerides, men gan và đường huyết, giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như xơ vữa động mạch, tiểu đường hay các vấn đề về thận. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Chụp MRI: Kiểm tra tình trạng não và mạch máu để phát hiện các tổn thương tiềm ẩn như u não, dị dạng mạch máu não.

Soi đáy mắt trực tiếp: Đánh giá các tổn thương dưới đáy mắt và kiểm tra tầm nhìn để phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý mạch máu.

Chụp X-quang ngực: Phát hiện các bất thường về phổi và tim như viêm phổi, giãn phế quản.

Siêu âm bụng tổng quát: Kiểm tra các cơ quan trong bụng để phát hiện các bất thường như bệnh thận, xơ vữa động mạch bụng.

Siêu âm Doppler tim: Đánh giá chức năng tim mạch và phát hiện các vấn đề về van tim hoặc chức năng tim.

Siêu âm Doppler động mạch cảnh: Kiểm tra tình trạng động mạch cảnh để phát hiện hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch.

Chụp CT: Sử dụng tia X để phát hiện các tổn thương nhỏ ở não và các cơ quan khác như u não, xuất huyết não.

Các gói khám tầm soát đột quỵ tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn cung cấp các gói khám tầm soát đột quỵ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng bao gồm:

Gói tầm soát đột quỵ cơ bản

Gói tầm soát đột quỵ cơ bản là lựa chọn lý tưởng cho những người dưới 40 tuổi hoặc những ai không có tiền sử bệnh lý nhưng vẫn muốn tầm soát nguy cơ đột quỵ. Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, từ đó điều chỉnh lối sống hoặc can thiệp y tế kịp thời để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Gói tầm soát đột quỵ cơ bản

Gói tầm soát đột quỵ nâng cao

Gói tầm soát đột quỵ nâng cao phù hợp cho người có nguy cơ cao như người lớn tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc có người thân bị đột quỵ.

 

Gói tầm soát đột quỵ nâng cao

Quy trình tầm soát đột quỵ tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn

Lưu ý trước khi thăm khám:

  • Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai không chụp X-quang.
  • Không ăn sáng, uống các chất có đường, nước có gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê… để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.
  • Khi siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong.
  • Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.

Quy trình thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Bước 1: Đặt lịch khám

Quý khách có thể đặt lịch khám bằng cách:

  • Gọi đến hotline: 1800 6767 chọn nhánh số 2: Đặt hẹn và tư vấn dịch vụ. 
  • Đặt lịch hẹn tại website.
  • Đặt lịch hẹn qua Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

Sau khi liên hệ đặt hẹn, nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ lựa chọn gói khám phù hợp và hướng dẫn các bước chuẩn bị.

Bước 2: Đến bệnh viện

Đến bệnh viện đúng giờ hẹn, mang theo các giấy tờ cần thiết (CCCD/passport, bảo hiểm y tế...) và cung cấp thông tin đặt hẹn cho nhân viên dịch vụ khách hàng.

Bước 3: Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để đánh giá tổng quát sức khỏe và chỉ định thực hiện các cận lâm sàng theo gói khám đã lựa chọn.

Bước 4: Nhận kết quả và tư vấn

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Để nhận thêm thông tin tư vấn và đặt hẹn thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, quý khách có thể gọi hotline: 1800 6767 (nhánh số 2) hoặc đăng ký gói khám bên dưới.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế Bảo hiểm sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
  • share1
  • zalo
  • share3