Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Do e ngại và chủ quan, nhiều người chỉ đi khám khi bệnh trĩ đã kéo dài và có biến chứng nặng như: đau do tắc mạch, chảy máu kéo dài khi đại tiện, có trường hợp phải truyền máu cấp cứu. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, nếu điều trị không đúng phương pháp có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường ống hậu môn, áp xe...
Bản chất của trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông, bị ứ đọng khiến tĩnh mạch căng và giãn dần, tuỳ từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Tĩnh mạch bị căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo, do thành mạch mỏng và căng nên máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài, lúc này nhìn sẽ thấy niêm mạc sa sung huyết và dễ vỡ. Lâu ngày mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài.
Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, số lượng người mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Trước đây, bệnh trĩ gặp nhiều ở người có độ tuổi ngoài 30 nhưng trong những năm gần đây căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, ngay cả những học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường cũng mắc phải căn bệnh này.
Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây trĩ có thể kể đến như:
Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại:
Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Phân độ bệnh trĩ: Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Tùy từng phân độ khác nhau mà người bệnh được chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh bị trĩ nội độ 1,2 thường không cần thiết phải phẫu thuật mà có thể uống thuốc hoặc thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, trường hợp điều trị nội khoa không thành công, chảy máu nhiều thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật cắt búi trĩ thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên, có các búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc cấp tính và trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn khiến chảy máu, đau.
Anh C. (36 tuổi, ở TPHCM) đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn do gần đây thấy đau vùng hậu môn, đại tiện thường có búi trĩ sa phải dùng tay đẩy lên, thỉnh thoảng có chảy máu. Sau khi thăm khám anh C được chẩn đoán trĩ nội độ III và cần phẫu thuật.
Có 2 phương pháp điều trị trĩ là phẫu thuật cắt trĩ kinh điển (cắt bỏ búi trĩ) và phẫu thuật Longo. Trong đó phẫu thuật Longo đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn được xem là phương pháp điều trị ít đau, hiệu quả và thực hiện nhanh (trong khoảng 30 phút).
Chỉ sau 1 ngày phẫu thuật, anh C. được xuất viện, anh cho biết cảm giác đau và bất tiện đã không còn. Anh được bác sĩ điều trị đưa lời khuyên sau phẫu thuật gồm: không ngồi quá lâu, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế đồ uống có cồn... để tránh táo bón.
Nên uống nước đầy đủ từ 6-8 cốc (tương đương 2 lít nước) một ngày là thói quen rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn việc táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ. Ngoài ra cần tạo thói quen vận động thể thao, tránh ngồi lâu và giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì) để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn.
Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh trĩ cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn