Theo số liệu thống kê năm 2020 của GLOBOCAN, ung thư phổi (UTP) đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm, có thể phát triển âm thầm trong thời gian dài và khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Tìm hiểu về ung thư phổi - nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị qua bài viết sau.
Ung thư phổi là khi các tế bào trong phổi phát triển không kiểm soát và xâm lấn vào các mô xung quanh tạo thành khối u phổi ác tính, phát triển nhanh về kích thước và chèn ép các cơ quan xung quanh. Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm vì có thể lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ bạch huyết hoặc máu.
Ung thư phổi là khi các tế bào trong phổi phát triển không kiểm soát và xâm lấn vào các mô xung quanh tạo thành khối u phổi ác tính
Ung thư phổi có 2 loại:
Khói thuốc lá: Là nguyên nhân gây ung thư phổi cao nhất, bao gồm cả người hút thuốc lá và người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động). Vì khi hít phải khói thuốc lá, các tế bào trong phổi sẽ bị tổn thương. Lúc đầu, cơ thể có thể tự chữa lành những tổn thương, nhưng khi tiếp xúc quá nhiều khói thuốc lá, phổi sẽ dần mất đi khả năng tự chữa lành, từ đó phổi sẽ hoạt động bất thường, làm tăng khả năng hình thành khối u ác tính ở phổi.
Môi trường làm việc: Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất độc hại có thể sẽ gây ra những tổn thương cho phổi như sẹo, xơ hóa nhu mô phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc ung thư.
Yếu tố di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung thư phổi ở những thành viên khác trong gia đình sẽ tăng cao.
Tiền sử bệnh phổi: Người có tiền sử mắc các bệnh như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản, khí phế thủng… thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ cao hơn những người không mắc bệnh.
Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường diễn tiến âm thầm, không gây ra triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ xuất hiện một số dấu hiệu nhẹ như ho khan kéo dài, ho có đờm lẫn máu, uống thuốc không hiệu quả.
Khi ung thư phổi bắt đầu có triệu chứng rõ ràng hơn, thường đã ở giai đoạn muộn vì có thể đã di căn đến hạch bạch huyết, xương, gan, não và tuyến thượng thận, triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và vị trí di căn.
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, do đó việc phát hiện sớm ung thư phổi là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao khả năng điều trị bệnh. Hãy chú ý đến các dấu hiệu sau đây để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời:
Một số dấu hiệu khi ung thư phổi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể có thể gồm:
Ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp, không khí hoặc đồ dùng cá nhân.
Chẩn đoán ung thư phổi là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước. Các bước chẩn đoán ung thư phổi có thể bao gồm:
Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát để tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư và các bệnh lý đi kèm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử sức khỏe của người bệnh và tiền sử gia đình người bệnh xem đã từng có ai mắc bệnh ung thư hay không.
Để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau:
X-quang ngực: Giúp phát hiện các khối u hoặc bất thường trong phổi. Hầu hết các khối u phổi xuất hiện trên phim X-quang dưới dạng khối u màu trắng xám. Chẩn đoán có giá trị gợi ý nghi ngờ khối u, tuy nhiên X-quang ngực không thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư phổi
CT scan: Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt lớp đa chiều của phổi nhằm chẩn đoán các bệnh lý phổi. Tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng cách chụp CT liều thấp giúp phát hiện sớm các tổn thương hoặc khối u trong phổi, đặc biệt đối với người hút thuốc lá lâu năm, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi hoặc tiếp xúc với bụi than, hóa chất độc hại.
Nội soi phế quản: Kỹ thuật sử dụng một ống soi mềm, linh hoạt có gắn camera và đèn LED nhỏ để quan sát trực tiếp bên trong phổi. Ống soi được đưa vào qua đường mũi hoặc miệng, di chuyển qua cổ họng, khí quản và vào các nhánh khí quản (phế quản và tiểu phế quản) của phổi. Nội soi phế quản nhằm xác định vị trí tổn thương trong phế quản và qua đó sinh thiết khối u.
Sinh thiết u phổi: Khi các hình ảnh có được và cần xác định rõ bản chất khối u. Sinh thiết phổi có thể được thực hiện bằng phương pháp kín hoặc mở. Phương pháp kín được thực hiện sinh thiết xuyên qua da hoặc qua khí quản, sinh thiết mở được thực hiện trong phòng mổ và người bệnh được gây mê toàn thân.
Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm tìm tế bào ung thư trong đờm.
Nên tầm soát ung thư phổi nếu bạn thuộc một trong các nhóm nguy cơ cao sau:
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác.
Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi cao nhất
Tầm soát ung thư phổi thường được khuyến cáo cho những người từ 50 tuổi trở lên đã hút thuốc nhiều trong nhiều năm. Tầm soát cũng được khuyến cáo cho những người đã bỏ thuốc lá trong 15 năm qua.
Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động: Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Người hít phải khói thuốc lá cũng có nguy cơ như người hút thuốc.
Tiếp xúc với khí radon: Khí radon là một khí độc hại có thể gây ung thư phổi. Khí radon có thể có từ đất đá, nguồn nước ô nhiễm, vật liệu xây dựng như đá granite, bê tông và gạch.
Có tiền sử bệnh phổi: Một số bệnh phổi, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), lao phổi cũ… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Tiếp xúc với phóng xạ, tia xạ: Nếu đã từng xạ trị ngực để điều trị một loại ung thư khác, nguy cơ mắc ung thư phổi có thể cao hơn.
Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm.
Có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.
Không có bất kỳ phương pháp phòng ngừa ung thư phổi tuyệt đối, nhưng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh khi:
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm những tổn thương ở phổi (nếu có)
Chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tầm soát ung thư phổi ngay nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao. Tầm soát ung thư phổi là các phương pháp giúp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng, từ đó nâng cao khả năng điều trị triệt để bệnh.
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
• Loại ung thư
• Giai đoạn ung thư
• Sức khỏe tổng thể của người bệnh
• Các bệnh lý đi kèm
• Nguyện vọng của người bệnh và gia đình
Không có phương pháp điều trị ung thư nào là hoàn hảo. Mỗi phương pháp điều trị ung thư đều cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ để đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ hoàn toàn khối u hoặc phần lớn khối u ở mô phổi xung quanh. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa di căn. Nếu khối ung thư rất lớn hoặc đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, phẫu thuật có thể không khả thi. Thay vào đó, điều trị có thể bắt đầu bằng thuốc và/hoặc xạ trị.
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể xạ từ bên ngoài, xạ từ bên trong, xạ áp sát. Xạ trị giúp thu nhỏ khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, hoặc để giảm đau, chống chèn ép, cầm máu điều trị triệu chứng. Được sử dụng để điều trị các khối u không thể phẫu thuật, giảm kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc giảm đau cho người bệnh giai đoạn cuối.
Hoá trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư giúp thu nhỏ khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc để kiểm soát sự phát triển của ung thư.
Hoá trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị có thể đơn chất hoặc đa kết hợp nhiều tác nhân, hóa trị có thể dạng uống, dạng truyền…
Liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị miễn dịch hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch nhận diện và tấn công tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào ung thư che lấp hệ thống miễn dịch.
Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc nhắm vào các gen hoặc protein cụ thể liên quan đến sự phát triển của ung thư.
Các loại thuốc nhắm trúng đích hoạt động bằng cách khóa các protein thúc đẩy sự phát triển của ung thư, ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới, sửa chữa DNA bị tổn thương.
Ngoài các phương pháp điều trị chính, người bệnh ung thư phổi cũng cần được chăm sóc hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ bao gồm:
Chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tầm soát ung thư phổi ngay nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Nguồn tài liệu tham khảo:
|
|