Viêm amidan là bệnh lý Tai-Mũi-Họng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là bệnh hay tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến giọng nói và sức khỏe người bệnh.
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm các mô bạch huyết ở hai bên họng. Amidan có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, nhưng khi bị nhiễm trùng, amidan sẽ sưng viêm, có thể trở thành nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe.
Khí hậu nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam đã trở thành yếu tố thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và virus. Đây là điều kiện lý tưởng dẫn đến tình trạng nhiều người bị viêm amidan tái lại nhiều lần trong năm.
Amidan được ví như cửa ngõ quan trọng của hệ hô hấp, là tổ chức bạch huyết nằm hai bên thành họng có tác dụng như hàng rào chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn từ bên ngoài tấn công. Hoạt động miễn dịch của amidan mạnh nhất ở nhóm trẻ từ 4-10 tuổi và sẽ giảm rõ rệt sau độ tuổi này.
Cụ thể, amidan có các chức năng sau:
Sản xuất kháng thể: Amidan sản xuất các kháng thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Lọc vi khuẩn: Amidan giúp bắt giữ và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Kích thích hệ miễn dịch: Amidan đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Dựa trên thời gian diễn biến và mức độ nghiêm trọng, viêm amidan được chia thành các loại sau:
Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm nhiễm đột ngột của các mô amidan kèm theo các triệu chứng như đau họng, sốt cao, amidan sưng đỏ, có mủ, khó nuốt, hạch cổ sưng. Bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đây là dạng phổ biến nhất của viêm amidan và thường kéo dài từ 7-10 ngày.
Viêm amidan mãn tính xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, dẫn đến amidan bị tổn thương nặng nề. Những người bị viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách có nguy cơ cao chuyển sang viêm amidan mãn tính. Người bệnh có thể cảm thấy đau họng nhẹ, khàn tiếng, hôi miệng, amidan sưng to, có mủ, sốt tái lại nhiều lần, cảm giác vướng víu nơi cổ họng khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.
Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan to bất thường, không kèm theo các triệu chứng viêm cấp tính, gây ra nhiều vấn đề về hô hấp và giấc ngủ như: Khó thở, nuốt vướng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, há miệng khi ngủ.
Các triệu chứng của viêm amidan có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
Đau họng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của viêm amidan, thường kèm theo cảm giác đau rát khi nuốt.
Sưng amidan: Amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng hoặc vàng trên amidan.
Sốt: Sốt nhẹ đến sốt cao tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
Khó nuốt: Cảm giác đau khi nuốt có thể khiến người bệnh khó ăn uống.
Hạch cổ sưng: Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng to.
Giọng khàn hoặc mất tiếng: Do viêm amidan gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Hôi miệng: Do mủ tích tụ trên bề mặt amidan.
Ho khan hoặc ho có đờm: Có thể kèm theo nghẹt mũi hoặc sổ mũi.
Ở trẻ nhỏ không thể mô tả cảm giác của mình, các dấu hiệu của viêm amidan có thể bao gồm:
Viêm Amidan là tình trạng tuyến Amidan bị tổn thương, viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Sự tấn công ồ ạt và vượt mức cho phép của vi khuẩn vào mũi họng sẽ khiến cho Amidan phải làm việc quá sức dẫn đến tình trạng Amidan bị sưng, đỏ.
Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan bao gồm:
Viêm amidan cấp tính:
Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GABHS) là loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em lớn (>6 tuổi).
Virus: Một số virus gây viêm hô hấp và mô lympho ở họng như Rhinovirus, RSV, Influenzea, Parainfluenzea, Herpes simplex, Coxsackie virus có thể gây viêm amidan cấp tính nhưng tỷ lệ thấp, chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi.
Viêm amidan mãn tính:
Sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn, xác bạch cầu và mô hoại tử, từ đó hình thành các cục mủ rất hôi, tích tụ lại trong các hốc của amidan. Khi cục mủ rớt ra khỏi amidan, nó sẽ mang theo một lượng lớn vi khuẩn, và khi các cục mủ này vỡ, vi khuẩn lại tiếp tục gây viêm, tạo thành một vòng tuần hoàn khiến bệnh khó khỏi hẳn, gây ra tình trạng viêm mãn tính.
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ viêm amidan mãn tính.
Tình trạng viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách cũng có nguy cơ cao chuyển sang viêm amidan mãn tính.
Viêm amidan quá phát: Viêm amidan tái phát nhiều lần khiến amidan to lên.
Các yếu tố khác như: Ô nhiễm môi trường, dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan.
Trẻ em: Đặc biệt là trẻ từ 4 - 10 tuổi, là nhóm đối tượng dễ mắc viêm amidan nhất vì hoạt động miễn dịch của amidan mạnh nhất ở độ tuổi này. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm amidan là đau họng, sưng đỏ amidan và sốt cao.
Người cao tuổi: Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy giảm do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc các bệnh lý khác làm khả năng chống lại bệnh tật kém hơn nên cũng dễ mắc viêm amidan.
Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao mắc viêm amidan.
Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm: Môi trường sống và làm việc ô nhiễm làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Người có thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm amidan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Áp xe quanh amidan: Đây là biến chứng thường gặp nhất, xảy ra khi nhiễm trùng tạo ổ mủ tích tụ quanh amidan gây đau nhức dữ dội, khó nuốt, khó mở miệng.
Viêm hạch cổ: Người bệnh có biểu hiện sưng đau hạch vùng cổ.
Viêm tai giữa: Vi khuẩn từ amidan có thể lan sang tai giữa gây viêm nhiễm, đau tai và giảm thính lực.
Viêm xoang: Nhiễm trùng từ amidan có thể lan lên xoang, gây viêm xoang, đau đầu và nghẹt mũi.
Nhiễm trùng huyết: Trong trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể lan rộng ra toàn thân gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
Viêm cầu thận: Một số trường hợp viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây viêm cầu thận, làm tổn thương thận.
Sốt thấp khớp: Một tình trạng viêm nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, hệ thần kinh và da.
Viêm phế quản phổi: Vi khuẩn hoặc virus từ amidan có thể di chuyển xuống phế quản, gây viêm phế quản, ho kéo dài.
Viêm amidan thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Khám lâm sàng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để xác định viêm amidan.
Khám họng bằng đèn:
Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng sờ nắn cổ của người bệnh để kiểm tra xem hạch bạch huyết có bị sưng hay không. Bác sĩ kiểm tra trực tiếp amidan bằng đèn soi hoặc gương họng để đánh giá tình trạng viêm nhiễm:
Amidan sưng phồng: Kích thước to hơn bình thường, phù nề.
Thành sau họng: Phù nề, xung huyết, có thể đọng dịch nhầy đục.
Khám nội soi tai mũi họng:
Bác sĩ dùng ống nội soi để quan sát kỹ vùng họng amidan, đồng thời đánh giá toàn diện các vị trí mũi xoang, tai, thanh quản để phát hiện các bệnh lý kèm theo hoặc các biến chứng của viêm amidan.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm amidan và loại viêm amidan (do virus hay vi khuẩn), các bác sĩ thường yêu cầu một số xét nghiệm hỗ trợ sau:
Việc kết hợp giữa khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Điều này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm amidan.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.
Nếu nguyên nhân gây viêm amidan được dự đoán là do virus, thì bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh, chủ yếu điều trị tại chỗ và nâng đỡ hệ miễn dịch. Tình trạng viêm amidan có thể sẽ cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày.
Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến và thường được sử dụng đầu tiên trong điều trị viêm amidan. Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm:
Trong những trường hợp viêm amidan mãn tính, tái phát liên tục hoặc gây các biến chứng nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan. Phẫu thuật này giúp loại bỏ amidan viêm nhiễm, giảm nguy cơ tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Quá trình phục hồi hoàn toàn thường mất từ 7 đến 14 ngày.
Cần xem xét cắt amidan trong các tình huống sau:
Thứ nhất, cắt amidan khi amidan phì đại gây tắc nghẽn, có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu là trẻ em, bệnh thường có các triệu chứng như ngủ ngáy, trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm... hoặc khi trẻ chậm lớn, ăn kém, hay bị ói, khó nuốt, khó nói do amidan quá to.
Thứ hai, cắt amidan khi bị viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Thứ ba, cắt amidan khi viêm amidan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cầu thận, áp xe quanh amidan, viêm hạch cổ, viêm cơ tim, viêm khớp.
Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amidan khác như trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư hoặc hôi miệng do amidan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amidan, nấm amidan.
Để bảo vệ sức khỏe, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm amidan là vô cùng quan trọng. Và cần thay bàn chải đánh răng ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan.
Tăng cường sức đề kháng: Đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và kẽm để nâng cao sức đề kháng.
Vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ em rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn và virus gây bệnh. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Uống đủ nước: Giúp làm ẩm cổ họng và loại bỏ vi khuẩn.
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ: Tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và các chất kích thích khác trong môi trường sống hàng ngày. Sử dụng máy lọc không khí nếu cần thiết để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
Tiêm phòng: Đảm bảo trẻ em được tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến viêm amidan.
Người lớn cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm amidan để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Tránh căng thẳng, đảm bảo ngủ đủ giấc để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vệ sinh cá nhân:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia:
Hút thuốc lá và uống rượu bia làm suy yếu hệ miễn dịch và tổn thương niêm mạc họng, tăng nguy cơ viêm amidan.
Giữ gìn môi trường sống thông thoáng:
Giữ môi trường làm việc và sinh sống sạch sẽ, thông thoáng.
Sử dụng khẩu trang khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc hóa chất.
Tập thể dục:
Tập luyện thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Khám sức khỏe định kỳ:
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có thể gây viêm amidan.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn là địa chỉ uy tín để người bệnh an tâm điều trị, cùng với việc áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại và hệ thống trang thiết bị tiên tiến, sẽ mang đến cho người bệnh những giải pháp điều trị hiệu quả. Đặc biệt, chi phí khám chữa bệnh hợp lý, đồng thời chấp nhận thanh toán bảo hiểm, giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng tài chính.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Nguồn tài liệu tham khảo:
|
[1] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/diagnosis-treatment/drc-20378483
|