Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm trùng ở bàng quang, thường do vi khuẩn gây ra với những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt. Bệnh thường gặp ở nữ giới và có thể tái đi tái lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm bàng quang cấp tính là tình trạng bàng quang bị viêm đột ngột và tạm thời, gây ra những triệu chứng cấp tính. Bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Điều trị viêm bàng quang cấp tính với kháng sinh cho trường hợp nhiễm vi khuẩn và điều trị theo nguyên nhân đối với viêm bàng quang cấp tính không nhiễm trùng.
Hầu hết trường hợp viêm bàng quang cấp do nhiễm trùng gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang khi vệ sinh không đúng cách hoặc do các thủ thuật y tế liên quan đến đường tiết niệu. Vi khuẩn thường xâm nhập vào niệu đạo và sau đó di chuyển lên bàng quang. Khi vào bàng quang, vi khuẩn bám vào thành bàng quang và nhân lên. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mô lót (mô đệm) bàng quang, gây viêm nhiễm và khiến người bệnh khó chịu với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt... Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan lên thận gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bàng quang cấp tính, nhưng bên cạnh đó vẫn có một số nguyên nhân khác có thể khiến bàng quang và đường tiết niệu dưới bị viêm. Bao gồm:
Các triệu chứng của viêm bàng quang cấp tính có thể xuất hiện đột ngột và rất khó chịu, bao gồm:
Viêm bàng quang cấp tính thường không gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Viêm nhiễm lan rộng: Viêm bàng quang có thể lan lên thận, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Viêm nhiễm tái phát: Nếu không điều trị dứt điểm, viêm bàng quang có thể tái phát nhiều lần.
Đặc biệt, viêm bàng quang cấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm bể thận hoặc nhiễm trùng huyết. Do đó, việc nhận diện và điều trị sớm là rất quan trọng để tránh các biến chứng.
Để chẩn đoán bác sĩ có thể cho người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm:
Khi nghi ngờ nhiễm trùng bàng quang, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn, chất thải của vi khuẩn hoặc tế bào máu.
Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy:
Là một kỹ thuật thăm khám bên trong bàng quang và hệ tiết niệu bằng cách dẫn một ống rỗng có gắn camera ở đầu (ống nội soi) đi xuyên qua niệu đạo để quan sát đường tiết niệu xem có dấu hiệu viêm hay không.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường không bắt buộc, được dùng khi bác sĩ không thể tìm được nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang hoặc siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu có khối u hoặc các bất thường về cấu trúc khác gây ra tình trạng viêm hay không. Bác sĩ có thể quan sát tình trạng ứ nước ở đường tiết niệu, dò tìm các khối u, bề mặt và thành bàng quang. Từ đó xác định người bệnh có bị viêm bàng quang cấp hay không.
Siêu âm thường chỉ được thực hiện nếu tình trạng viêm bàng quang phức tạp hoặc liên tục tái phát.
Điều trị bao gồm một đợt kháng sinh từ ba đến bảy ngày nếu viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra và nếu là nhiễm trùng tiểu tái phát, có thể cần một đợt điều trị dài hơn.
Các triệu chứng có thể sẽ bắt đầu biến mất sau một hoặc hai ngày điều trị, nhưng người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc kháng sinh theo đúng thời gian bác sĩ kê đơn để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Điều quan trọng là phải đảm bảo nhiễm trùng đã biến mất hoàn toàn và không tái phát.
Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau đường tiết niệu như phenazopyridine trong vài ngày đầu để giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu trong khi chờ thuốc kháng sinh có hiệu lực.
Viêm bàng quang cấp tính không nhiễm trùng được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng, điều trị bệnh lý nền hoặc thay đổi phương pháp điều trị ung thư.
Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh thói quen để có thể hỗ trợ cơ thể tự chữa lành bàng quang bằng cách uống nhiều nước và đi tiểu đều đặn giúp tống vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị như:
Tránh các thức uống kích thích như cà phê, rượu hoặc nước có ga.
Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lau chùi từ trước ra sau.
Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu đang gặp phải các triệu chứng của viêm bàng quang cấp tính, người bệnh có thể giảm bớt sự khó chịu trong khi chờ thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác có tác dụng. Một số biện pháp có thể làm tại nhà bao gồm:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn