Viêm bàng quang ở nam giới là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm, sưng ở niêm mạc bàng quang. Bệnh có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến thận và các cơ quan khác nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Viêm bàng quang ở nam giới là tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm, sưng ở niêm mạc bàng quang. Bệnh có thể xảy ra với người có tiền sử viêm đường tiết niệu, các bệnh lý liên quan hoặc sống trong môi trường dễ nhiễm khuẩn.[1]
Người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, do các yếu tố như phì đại tuyến tiền liệt và suy giảm miễn dịch. Viêm bàng quang gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. [2]
May mắn thay, viêm bàng quang cấp tính ở nam giới hoàn toàn có thể trị khỏi bằng thuốc uống. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách hoặc tái phát nhiều lần, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng đến các cơ quan tiết niệu khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm bàng quang ở nam giới là căn bệnh cần được quan tâm đúng mức
Khi hệ tiết niệu của nam giới gặp trục trặc, cuộc sống hàng ngày sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Cụ thể dưới đây là những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm bàng quang thường thấy: [3]
Cơn đau âm ỉ ở bụng dưới là một trong những dấu hiệu của viêm bàng quang
Các bé trai cũng có thể mắc bệnh viêm bàng quang. Để nhận biết sớm căn bệnh này, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những thay đổi bất thường trong hành vi và sức khỏe của trẻ. Một vài dấu hiệu điển hình như:
Viêm bàng quang có nguyên nhân bắt nguồn bởi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào đường tiểu, gây kích ứng và viêm nhiễm niêm mạc bàng quang.[4]
Bàng quang khi bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm sưng
Sức đề kháng suy giảm, tổn thương niệu đạo hay rối loạn chức năng bàng quang chính là những “lối mở” giúp vi khuẩn xâm nhập và gây viêm, sưng bàng quang. Trong đó, Escherichia Coli được xem là "hung thủ chính", chiếm đến 80% các trường hợp mắc viêm bàng quang ở nam giới.
Ngoài ra, còn có các nhóm vi khuẩn khác như klebsiella, proteus, enterococcus cũng không kém phần nguy hiểm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bàng quang bao gồm:
Vi khuẩn Escherichia Coli chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh
Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng viêm bàng quang mãn tính, gây đau ở vùng chậu, trên xương mu hoặc đau bụng do sự tổn thương của bàng quang gây nên và căng tức bên dưới rốn.
Những triệu chứng điển hình của viêm bàng quang kẽ bao gồm: Đau buốt vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và luôn có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu gấp… Các triệu chứng có thể đến rồi đi hoặc có thể kéo dài gây những biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Không giống như viêm bàng quang thông thường do vi khuẩn gây ra, viêm bàng quang kẽ phức tạp hơn và vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
Ngoài ra, viêm bàng quang kẽ có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác, bao gồm:
Khiếm khuyết ở lớp niêm mạc bàng quang có thể gây viêm bàng quang kẽ
Xạ trị là liệu pháp quan trọng trong điều trị ung thư, nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm bàng quang. Khi tiếp xúc trực tiếp với tia xạ, các mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc bàng quang bị phá hủy, dẫn đến viêm nhiễm. Đây chính là cơ chế gây viêm bàng quang do xạ trị.
Quá trình xạ trị có thể gây viêm bàng quang ở nam giới
Nếu chủ quan không điều trị sớm, viêm bàng quang có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
Tiểu ra máu: Cảnh báo bệnh lý đường tiết niệu. Nước tiểu có màu đỏ tươi hay nâu đen do chứa hồng cầu.
Viêm thận ngược dòng: Vi khuẩn từ bàng quang di chuyển ngược lên thận, gây viêm nhiễm nghiêm trọng và suy giảm chức năng thận. Các triệu chứng điển hình bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, đau lưng, buồn nôn.
Ngoài ra, những biến chứng thường gặp ở người bệnh viêm bàng quang kéo dài có thể kể đến: viêm tuyến tiền liệt, viêm đài bể thận, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…
Các vấn đề sức khoẻ và thói quen sau đây thường là yếu tố nguy cơ gây viêm bàng quang:
Người cao tuổi có khả năng mắc viêm bàng quang
Khi nghi ngờ mắc bệnh viêm bàng quang, người bệnh thường được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương.
Viêm bàng quang do vi khuẩn và nhiễm trùng tiết niệu tái phát có thể là dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt mãn tính - một bệnh lý thường gặp ở đàn ông trung niên và cao tuổi.
Viêm bàng quang thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại kháng sinh nào hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh.
Các thuốc kháng sinh phổ biến cho người bệnh viêm bàng quang bao gồm: Ciprofloxacin, Nitrofurantoin, Amoxicillin. Ngoài ra, người bệnh viêm bàng quang do xạ trị có thể được kê thêm thuốc giảm viêm.
Uống đủ nước mỗi ngày là một trong những cách hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp làm sạch đường tiết niệu và giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang ở nam giới
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Đối với nam giới, vệ sinh dương vật thường xuyên và rút bao quy đầu (nếu có) sau khi đi tiểu.
Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch đường tiết niệu, giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt, người bệnh được chuyên gia y tế khuyên nên hạn chế.
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch đường tiết niệu
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt để tăng cường chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón. Giảm đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga và các chất kích thích.
Đi tiểu đúng cách: Không nên nhịn tiểu quá lâu, việc này giúp làm sạch bàng quang và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo bằng chất liệu cotton, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn khô thoáng.
Nghỉ ngơi hợp lý: Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Nguồn tham khảo:
[1] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/expert-answers/bladder-infection/faq-20058552
[2] Hooton, T. M., & Gupta, K. (2019). "Urinary Tract Infections and Asymptomatic Bacteriuria in Older Adults". Clinical Infectious Diseases, 69(7), 100-109. doi:10.1093/cid/ciy1129
[3] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447
[4] https://www.healthgrades.com/right-care/kidneys-and-the-urinary-system/cystitis
[5] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/interstitial-cystitis/symptoms-causes/syc-20354357
[6] https://sh24.org.uk/sexual-health/cystitis