HOTLINE

Viêm họng do liên cầu

Vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay được gọi là liên cầu khuẩn tan cầu huyết nhóm A thường khiến họng đau rát và gây nên tình trạng viêm họng. Thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 14 tuổi với các triệu chứng như sốt, đau họng, amidan có mủ xuất tiết và hầu họng đỏ sẫm. Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có thể lây do tiếp xúc phải dịch mũi người bệnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII Lê Nhật Vinh - Phụ trách Liên chuyên khoa Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt - Da Liễu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

 


Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn thường xuất hiện bao gồm:

  • Đau họng
  • Ăn không ngon, khó nuốt, buồn nôn khi nuốt
  • Sưng ở cổ họng, sưng hạch và tuyến bạch huyết ở cổ
  • Có mảng đỏ, đốm trắng, phát ban, mề đay.
  • Sốt trên 38 độ C
  • Đau, cứng cơ
  • Đau dạ dày, đau đầu
  • Đau bụng và nôn ở trẻ nhỏ

Nếu triệu chứng của người bệnh trở nên trầm trọng thì cần đến thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn và điều trị phù hợp.


Phương pháp điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn cần được điều trị với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ (thường trong khoảng 10 ngày) để tránh gặp phải những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm thận, viêm khớp, thấp tim...

Trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị (không tự ý ngưng thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm vì sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh) kết hợp chăm sóc y tế phù hợp như nghỉ ngơi và bổ sung nhiều dịch để chống mất nước sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà kết hợp nhằm thuyên giảm các triệu chứng mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm:

  • Vệ sinh miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng và loại bỏ vi khuẩn.
  • Uống nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc góp phần cải thiện sức khỏe và chống nhiễm trùng.
  • Tránh các loại chất kích thích. Đặc biệt thuốc lá có thể khiến khả năng nhiễm trùng gia tăng và đau họng.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính axit hoặc nhiều gia vị.
  • Nên sử dụng thức ăn mềm, dễ nuốt.

 

Biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Tránh dùng chung đồ vật cá nhân, không ăn chung hoặc uống chung để tránh nhiễm khuẩn.
  • Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và vệ sinh sạch sẽ các vật dụng.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi.

 

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
  • share1
  • zalo
  • share3