HOTLINE

Viêm mũi dị ứng - Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Ô nhiễm bụi mịn (PM 2.5) ngày càng gia tăng tại 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bụi mịn (PM 2.5) xuất hiện sẽ làm cản trở tầm nhìn, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.

Vậy viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng? Cách phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài chia sẻ từ ThS.BS.CKII Lê Nhật Vinh - Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn gây nên mà do các tác nhân từ môi trường như: phấn hoa, lông động vật, khói bụi…

Viêm mũi dị ứng thường chia làm 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (có chu kỳ): Tình trạng này thường xảy ra vào 1 vài thời gian cố định trong năm. Ví dụ vào mùa xuân, thời tiết mưa phùn, ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển hay vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh. Nấm mốc, thời tiết khô lạnh đều là các tác nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. 
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (không có chu kỳ): Tình trạng này xảy ra khi người bệnh gặp các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích thích và viêm.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên với những người từng bị hen suyễn hoặc người thân trong gia đình bị viêm mũi dị ứng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Các tác nhân gây nên viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường bắt nguồn từ một số tác nhân sau:

  • Bụi mịn trong không khí (Ô nhiễm không khí)

  • Mạt bụi nhà

  • Bụi gỗ

  • Bụi phấn

  • Lông động vật

  • Phấn hoa

  • Không khí lạnh

  • Khói thuốc lá

  • Nước hoa

  • Hóa chất

3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo mùa

(Có chu kỳ)

Viêm mũi dị ứng quanh năm

(Không có chu kỳ)

- Hắt hơi với tần suất cao (có thể vài chục cái 1 lần), kèm theo cảm giác nhột cay trong mũi, chảy nước mũi trong.

- Cay, đỏ mắt, đôi khi chảy nước mắt.

- Vòm họng và kết mạc có cảm giác bỏng rát.

- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

- Các triệu chứng thường nặng vào ban ngày và dịu đi vào ban đêm. Thời gian kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và dần biến mất.

- Người bệnh hắt hơi liên tục, có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ

- Nước mũi chảy theo từng đợt, chuyển từ màu trong, sau đó đặc dần có màu vàng, xanh do nhiễm khuẩn.

- Người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gây suy giảm trí nhớ.

- Sổ mũi nhiều sau khi thức giấc, tình trạng nặng hơn khi cơ thể tiếp xúc với gió, bụi, không khí lạnh… 

4. Biến chứng của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị sẽ gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Phù nề niêm mạc mũi gây nghẹt mũi.

  • Viêm họng, viêm phế quản vì phải hô hấp bằng đường miệng khi bị nghẹt mũi.

  • Viêm xoang.

  • Viêm loét vùng tiền đình mũi.

  • Viêm tai giữa.

5. Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Để phòng tránh nguy cơ viêm mũi dị ứng trở nặng chúng ta cần thực hiện:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng chế độ ăn hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Đối với người lớn tuổi thì không nên ăn uống kiêng cữ quá mức sẽ làm cơ thể yếu dần, suy giảm sức đề kháng.

  • Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi.

  • Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý để giảm bớt nguy cơ viêm mũi dị ứng.

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: phấn hoa, nước hoa, lông động vật… 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.

 

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

 
  • share1
  • zalo
  • share3