Bệnh trĩ không chỉ là căn bệnh nhạy cảm, khó nói mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Bệnh dễ tái phát dù đã được phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Chảy máu khi đi vệ sinh, sờ thấy khối nhỏ lồi ra ở hậu môn là dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh. Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để có cách chữa bệnh trĩ kịp thời, hiệu quả.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là vấn đề thường gặp nhất ở cơ quan tiêu hóa dưới – bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành và người cao tuổi. Thuật ngữ này đề cập đến hiện tượng phình/ giãn đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng ứ đọng máu tại tĩnh mạch, gây viêm sưng và đau nhức.
Bệnh trĩ có mấy loại?
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:
+ Trĩ nội (Internal hemorrhoids): Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.
+ Trĩ ngoại (External hemorrhoids): Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.
+ Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện,… Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.
Các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được phân thành 4 cấp độ khác nhau, bao gồm:
+ Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ tụ máu, cương và gây viêm, có thể gây chảy máu khi đại tiện.Trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ có xu hướng sa xuống khi rặn hoặc co lại sau khi đại tiện.
+ Trĩ ngoại cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi vệ sinh nhưng không thể tự co lên như cấp độ 2. Ở cấp độ này, phải dùng tay để búi trĩ lên.
+ Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên – ngay cả khi không đi đại tiện. Một số trường hợp có thể xuất hiện trĩ tắc mạch – hiện tượng búi trĩ xuất hiện cục máu đông do mao mạch bị vỡ.
+ Trĩ nội độ 1: Trĩ mới hình thành nên thường không có cảm giác đau. Tuy nhiên khi đại tiện, phân có thể ma sát với búi trĩ, gây chảy máu và đau rát.
+ Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống nhưng thường không rõ rệt (búi trĩ nằm thập thò ở ống hậu môn). Nếu có tác động rặn, búi trĩ có thể sa ra ngoài và tự co lại mà không cần can thiệp.
+ Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có xu hướng dày và tăng kích thước, bề mặt thô và có màu đỏ sẫm. Ở cấp độ này, búi trĩ có xu hướng sa ra bên ngoài kể cả khi đại tiện, vận động mạnh hoặc ho và chỉ thụt vào trong khi sử dụng tay.
+ Trĩ nội độ 4: Búi trĩ bình to, sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể thụt vào bên trong – ngay cả khi dùng tay đẩy.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ?
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: Cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều.
Ngoài ra, những người bị táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. Bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại ngùng khi đi khám, nhất là phụ nữ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa dưới. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như:
+ Thiếu máu: Trĩ nội và trĩ ngoại đều gây ra hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh. Vì vậy bệnh trĩ kéo dài có thể gây làm tăng nguy cơ thiếu máu và giảm thể trạng.
+ Trĩ tắc mạch: Trĩ tắc mạch là biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại. Biến chứng này xảy ra khi mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết và hình thành cục máu đông. Trĩ tắc mạch thường gây ứ máu, kích thích búi trĩ sưng viêm và đau nhức dữ dội.
+ Tăng nguy cơ mắc các bệnh hậu môn – trực tràng: Bệnh trĩ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trực tràng – hậu môn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn,…
Biến chứng của bệnh trĩ?
Nguyên nhân phổ biến nhất là do tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng. Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này là do:
+ Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
+ Đứng hoặc ngồi lâu làm cản trở lưu thông máu, tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ.
+ Chế độ ăn thiếu chất xơ.
+ Lý do khác: tuổi cao, mang thai, thừa cân, căng thẳng…
Dấu hiệu của bệnh trĩ?
Tùy theo việc bạn mắc trĩ nội hay trĩ ngoại mà sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau:
Dấu hiệu bệnh trĩ nội:
Triệu chứng Bệnh trĩ nội được chia ra theo từng cấp độ:
Độ 1: Búi trĩ bị phình, chưa sa ra ngoài.
Độ 2: Búi trĩ sa và tự thụt vào được
Độ 3: Búi trĩ sa, phải dùng tay đẩy vào
Độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài, không đẩy vào được
Dấu hiệu bị trĩ nội khác: rát, ngứa hậu môn, đại tiện ra máu...
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại:
Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại bao gồm:
+ Sa búi trĩ
+ Đi ngoài ra máu
+ Đau rát hậu môn
+ Tĩnh mạch bị phình
+ Cảm giác vướng, cộm
Cách phòng bệnh trĩ
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại:
+ Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày và bổ sung một số loại thực phẩm, thức uống tốt cho hệ tiêu hóa như nước lọc, nước ép trái cây, sữa chua, rau xanh, các loại củ, nấm,…
+ Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng và nhiều gia vị.
+ Tập thói quen đại tiện theo giờ và hạn chế tình trạng rặn khi đi cầu. Nếu bị táo bón mãn tính, nên sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc bôi trơn để giảm áp lực trong quá trình đại tiện.
+ Tập thể dục từ 15 – 30 phút/ ngày giúp cải thiện nhu động ruột, hạn chế nguy cơ táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
+ Không nên ngồi quá lâu. Nếu làm công việc văn phòng, nên đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.
+ Hạn chế thức khuya, căng thẳng và stress.
+ Có thể ngâm hậu môn với nước muối ấm để làm mềm vùng da xung quanh và giảm áp lực khi đại tiện.
Bệnh trĩ nội – trĩ ngoại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn tham khảo: vietnamnet.vn, soyte.ninhbinh.gov.vn