Bệnh trĩ không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh trĩ vẫn có thể tái phát, gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh trĩ là vô cùng quan trọng.
Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là vấn đề thường gặp nhất ở hậu môn. Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức, tạo thành các búi trĩ. Bình thường, các tĩnh mạch này được các mô liên kết giữ cố định, tuy nhiên theo thời gian, đặc biệt là sau tuổi 20, các mô này có thể bị yếu đi, khiến các tĩnh mạch bị chùng xuống và sa ra ngoài.
Các yếu tố như rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi lâu, mang thai, béo phì hoặc chế độ ăn ít chất xơ có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:
Tùy vào mức độ sa ít hay nhiều, trĩ nội được phân thành 4 độ:
Trĩ nội độ 1: Trĩ mới hình thành nên thường không có cảm giác đau. Tuy nhiên khi đại tiện, phân có thể ma sát với búi trĩ, gây chảy máu.
Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa xuống nhưng thường không rõ rệt (búi trĩ nằm thập thò ở ống hậu môn). Búi trĩ có thể sa ra ngoài khi rặn và tự co lại mà không cần can thiệp.
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có xu hướng dày và tăng kích thước, bề mặt thô và có màu đỏ sẫm. Ở cấp độ này, búi trĩ có xu hướng sa ra bên ngoài khi đại tiện, vận động mạnh hoặc ho và không thể tự co lại mà phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào trực tràng.
Trĩ nội độ 4: Búi trĩ phình to, sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể thụt vào bên trong – ngay cả khi dùng tay đẩy.
Ăn ít chất xơ: Thiếu chất xơ khiến phân cứng, gây táo bón, tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
Ăn nhiều đồ cay nóng: Gây kích thích niêm mạc hậu môn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Uống ít nước: Khi cơ thể thiếu nước, phân trở nên khô cứng, khó đại tiện, gây áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
Ngồi lâu: Tư thế ngồi lâu làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ, đặc biệt là ở người làm văn phòng.
Ít vận động: Thiếu vận động khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, tăng nguy cơ táo bón.
Tăng áp lực nội ổ bụng: Béo phì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch trĩ.
Rối loạn chuyển hóa: Béo phì thường đi kèm với các vấn đề về chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, trong đó có bệnh trĩ.
Tăng áp lực trong bụng: Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trong vùng chậu, gây giãn tĩnh mạch trĩ.
Rặn khi sinh: Việc rặn mạnh trong quá trình sinh nở cũng là một yếu tố nguy cơ.
Tiêu chảy mãn tính: Gây kích ứng niêm mạc hậu môn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Rượu bia: Làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, gây giãn tĩnh mạch trĩ.
Bệnh lý khác: Các bệnh lý như xơ gan, suy tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Tính chất công việc: Những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt... hay những người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng.
U bất thường nằm dưới xương chậu: Bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung.
Triệu chứng bệnh trĩ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại trĩ và phân độ trĩ. Với trĩ nội, thường không gây đau nhưng có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, cảm giác đầy tức hậu môn. Khi bệnh tiến triển, búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại thường gây đau, ngứa, sưng và có thể nhìn thấy được búi trĩ ở vùng da quanh hậu môn. Cả hai loại trĩ đều có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng để nhận biết bệnh trĩ bao gồm:
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ:
Nguyên nhân: Búi trĩ bị tổn thương khi đi đại tiện, gây chảy máu thường xuyên, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính hoặc suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu.
Biểu hiện: Máu tươi dính trên giấy vệ sinh, máu trong phân, máu chảy thành tia.
Hậu quả: Thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể dẫn đến thiếu máu nặng.
Nguyên nhân: Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở trên búi trĩ, gây viêm nhiễm, có thể viêm da quanh hậu môn.
Biểu hiện: Đau rát hậu môn, sưng tấy, sốt, chảy mủ.
Hậu quả: Nhiễm trùng có thể lan rộng, gây áp xe hậu môn, thậm chí nhiễm trùng máu.
Nguyên nhân: Cục máu đông hình thành trong búi trĩ, gây tắc nghẽn mạch máu. Các yếu tố như rặn mạnh, khuân vác nặng, mang thai hoặc ngồi lâu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc mạch trĩ.
Biểu hiện: Búi trĩ sưng to, đau dữ dội, tím tái.
Hậu quả: Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ có thể bị hoại tử.
Nguyên nhân: Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co vào được, bị nghẹt có thể gây tắc các mạch máu.
Biểu hiện: Đau dữ dội, búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào, đi lại khó khăn. Ở khối trĩ sa nghẹt đôi khi có những chấm đen là dấu hiệu của hiện tượng hoại tử búi trĩ
Hậu quả: Búi trĩ bị nghẹt có thể gây hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng.
Nguyên nhân: Do tắc mạch, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Biểu hiện: Búi trĩ hoại tử chuyển màu đen do các mô không có khả năng hồi phục và tái tạo mà sẽ dần dần chết đi, có mùi hôi.
Hậu quả: Gây đau đớn dữ dội, nhiễm trùng nặng, có thể đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân: Viêm nhiễm mãn tính ở vùng hậu môn có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Biểu hiện: Thay đổi thói quen đại tiện, phân có máu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán bệnh trĩ:
Để chẩn đoán bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành khám hậu môn trực tràng, nội soi trực tràng và có thể chỉ định một số cận lâm sàng bổ sung như xét nghiệm máu. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác loại trĩ, mức độ nghiêm trọng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thăm khám trực tràng:
Đây là khâu thăm khám bắt buộc khi khám hậu môn trực tràng nói chung và khám trĩ nói riêng. Mục đích của thăm trực tràng không những để chẩn đoán bệnh trĩ, mà còn để không bỏ sót các bệnh lý khác mà trĩ là chỉ là một triệu chứng (ung thư trực tràng) và sơ bộ đánh giá được trương lực cơ thắt hậu môn.
Người bệnh sẽ được yêu cầu cởi bỏ trang phục cá nhân từ vùng thắt lưng trở xuống để mặc đồ do bệnh viện cung cấp. Bác sĩ đeo găng tay, thoa chất bôi trơn rồi đưa một ngón tay vào bên trong trực tràng để kiểm tra và ghi nhận những thay đổi bất thường ở trong hậu môn.
Xét nghiệm máu:
Mục đích: Đánh giá mức độ thiếu máu do mất máu quá nhiều qua đường hậu môn.
Kết quả của xét nghiệm máu sẽ cung cấp thông tin để bác sĩ phát hiện được sự xuất hiện của bệnh trĩ. Ngoài ra, nếu hàm lượng bạch cầu trong máu tăng cao thì cũng cảnh báo nhiễm trùng hậu môn - một biến chứng dễ xảy ra khi bị trĩ.
Phương pháp chụp hình khi đi tiêu (Video-proctoscope):
Trước đây việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lời khai của người bệnh để phân biệt độ sa của trĩ nội. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, máy quay phim đặt trong nhà vệ sinh đang là phương pháp hiện đại giúp ghi lại quá trình đi tiêu của người bệnh, từ đó xác định được chính xác mức độ sa trĩ nội và nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng khác.
Nội soi hậu môn trực tràng:
Sau khi được thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn nội soi trực tràng, qua ống soi có thể thấy rõ các búi trĩ, đó là những chỗ niêm mạc phồng lên, thẫm màu hơn, thường nằm ở các vị trí 4 giờ, 7 giờ và 11 giờ.
Nội soi hậu môn là phương pháp tốt nhất, có giá trị nhất để chẩn đoán trĩ nội độ 1. Ngoài ra phương pháp còn giúp phát hiện các thương tổn khác như: Nứt hậu môn, polyp hậu môn trực tràng, ung thư trực tràng ống hậu môn (thường nhầm lẫn với trĩ vì cũng có triệu chứng đi cầu ra máu), sa trực tràng (bệnh lý này gặp không nhiều, khối sa xuất hiện ở hậu môn khi đại tiện, tính chất của khối sa trực tràng rất khác với sa búi trĩ. Khối sa trực tràng có hình thù đều đặn, phủ bởi niêm mạc hồng tươi, trên khối sa lồi có những nếp niêm mạc hình vòng tròn đồng tâm, tâm vòng tròn là lỗ hậu môn).
So với các phương pháp khám hậu môn trực tràng truyền thống, nội soi trực tràng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: hình ảnh rõ nét, không xâm lấn, ít gây đau đớn, giúp phát hiện sớm các bệnh lý. Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
Nội soi trực tràng được chỉ định cho những người có các triệu chứng như chảy máu hậu môn, đau rát hậu môn, búi trĩ sa, hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng khác
Nguyên tắc điều trị:
Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.
(Trĩ triệu chứng là trĩ hình thành do nguyên nhân cụ thể và rõ ràng như: thai nhiều tháng, ung thư trực tràng, ung thư tử cung và các u vùng tiểu khung đáy chậu gây chèn ép cản trở đường về máu của tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ)
Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe.
Trước khi điều trị trĩ phải điều trị các rối loạn được coi là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.
Bệnh trĩ có nhiều loại thương tổn và mức độ, tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
Điều trị các rối loạn đại tiện: nếu có tình trạng viêm đại tràng mãn tính, hội chứng ruột kích thích thì cần điều trị trước khi điều trị trĩ.
Điều trị các bệnh mạn tính hiện có: viêm phế quản, tăng huyết áp, tiểu đường, phì đại tiền liệt tuyến gây bí tiểu…
Điều trị nội khoa
Dùng các thuốc có tác dụng: tăng cường thành mạch (Daflon, Ginkor fort,...), giảm đau và chống ngứa (menthol, dẫn xuất cocain), chống phù nề (Alphachymotrypsine, ngâm nước ấm), chống nhiễm trùng (kháng sinh)....
Điều trị nội khoa chỉ có kết quả đối với các búi trĩ độ 1 và độ 2. Người bệnh cần được thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà.
Thủ thuật
Phẫu thuật
Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại, trĩ độ III – độ IV, trĩ huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.
Có 2 phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đang được áp dụng phổ biến là phẫu thuật cắt trĩ kinh điển (cắt bỏ búi trĩ bằng phương pháp Milligan Morgan) và phẫu thuật Longo. Trong đó phẫu thuật Longo đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn được xem là phương pháp điều trị ít đau, hiệu quả và thực hiện nhanh (trong khoảng 30 phút).
Nguyên tắc: Cắt trĩ riêng biệt từng búi một, để lại ở giữa các búi trĩ được cắt bỏ là các mảnh da- niêm mạc. Các mảnh này ở phía ngoài là da và phía trong là niêm mạc được gọi là các “cầu da - niêm mạc” giúp tránh biến chứng hẹp hậu môn sau phẫu thuật.
Ưu điểm: Ít đau sau mổ, ngày nay được sử dụng rộng rãi.
Nhược điểm: Da và niêm mạc thừa nhiều ảnh hưởng tâm lý người bệnh.
Nguyên tắc: Cắt và khâu niêm mạc sa của trĩ độ 2-3-4 kể cả trĩ vòng với máy khâu vòng, đường cắt và khâu nằm trên đường lược.
Ưu điểm: Không đau, người bệnh được xuất viện sớm.
Nhược điểm: Khó khăn khi điều trị trĩ hỗn hợp có thừa nhiều da, chi phí cao, tỉ lệ biến chứng chảy máu và hẹp hậu môn sau mổ cao hơn phương pháp cắt trĩ kinh điển.
Bệnh trĩ nội – trĩ ngoại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn