Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những tổn thương khớp gối phổ biến, đặc biệt ở những người tham gia các hoạt động thể thao. Đứt dây chằng chéo đầu gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khớp gối được giữ vững bởi 4 dây chằng: Dây chằng bên trong, bên ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Trong đó dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng giúp cho đầu gối không bị trượt ra trước, giữ vững cho đầu gối vận động.
Khi dây chằng chéo trước bị đứt hoặc rách sẽ làm cho đầu gối lỏng lẻo, cảm giác đầu gối không được vững vàng, đi lại thường xuyên bị trượt đầu gối, đặc biệt là khi lên, xuống cầu thang hoặc chạy nhảy.
Chấn thương dây chằng chéo trước
Các cấu trúc có thể tổn thương trong chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:
Một tổn thương nguy hiểm thường gặp được gọi là tam chứng vận động viên bao gồm: tổn thương dây chằng chéo trước, dây chằng bên trong và sụn chêm trong.
Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra gián tiếp khi người bệnh chạy, nhảy, sau đó đột ngột chậm lại và thay đổi tư thế hay đảo chiều vận động làm xoay hay đè ép gối trượt ra phía trước. Phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn nam giới trong tổn thương dây chằng chéo trước, mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được hiểu rõ.
Tổn thương trực tiếp dây chằng chéo trước xảy ra do nguyên nhân chấn thương trực tiếp, làm gối duỗi quá mức hoặc trượt ra trước quá nhiều. Khi đó dây chằng chéo trước giữ khớp gối không trượt ra trước bị chịu áp lực quá nhiều làm rách và đứt dây chằng.
Các hoạt động thể thao có thể là nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng chéo trước
Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các hoạt động sau:
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bị tổn thương dây chằng chéo thường là cảm nhận tiếng “rắc’’ ở gối ngay thời điểm chấn thương và cảm giác đau, sưng nề khớp gối.
Trong vài giờ sau tổn thương dây chằng chéo trước, hầu hết mọi người đều đau gối, nguyên nhân xảy ra là do chảy máu từ mạch máu nơi tổn thương.
Đau gối - dấu hiệu nhận biết tổn thương dây chằng chéo
Sau khi tình trạng đau và sưng gối được cải thiện, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng cảm giác không vững từ khớp gối. Các động tác như cúi người, bước lên cầu thang đều cảm nhận được sự lỏng lẻo của khớp gối, thể hiện bởi những triệu chứng như:
Nếu không chủ động điều trị, theo thời gian phần đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, nhất là mặt trước do teo cơ tứ đầu đùi. Đây là hậu quả của việc không vận động chân bị chấn thương do cảm giác đau và lỏng gối. Khi đi lại, người bệnh chủ yếu tì đè bên chân lành, dẫn đến cơ đùi của chân bị chấn thương ngày càng teo và chân càng yếu.
Tình trạng lỏng lẻo, trượt đầu gối kéo dài sẽ làm tổn thương các thành phần cấu trúc ở trong đầu gối như là rách sụn chêm đầu gối, hư sụn đầu gối. Điều này sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối - Biến chứng lâu ngày nếu không điều trị tổn thương dây chằng chéo trước
Việc không điều trị đứt dây chằng chéo trước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động của khớp gối. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:
Mất ổn định khớp gối: Khi dây chằng chéo trước bị đứt, khớp gối sẽ trở nên lỏng lẻo, dễ bị trật khớp. Điều này khiến người bệnh cảm thấy không an toàn khi di chuyển và dễ bị vấp ngã.
Tổn thương sụn chêm: Sự mất ổn định của khớp gối do đứt dây chằng chéo trước có thể gây áp lực lên sụn chêm, làm tăng nguy cơ rách sụn chêm.
Thoái hóa khớp gối sớm: Việc khớp gối không được ổn định lâu ngày sẽ làm tăng ma sát giữa các khớp, gây tổn thương sụn khớp và dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp sớm.
Giảm khả năng vận động: Do đau, sưng và mất ổn định khớp gối, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang hay thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Thay đổi tư thế đi đứng: Để hạn chế đau, người bệnh có thể vô tình thay đổi tư thế đi đứng, dẫn đến các vấn đề về cột sống và các khớp khác.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định một số chẩn đoán hình ảnh để xem xét về xương và dây chằng khớp gối, bao gồm:
Chụp X-quang: Thường không thấy gì đặc biệt trừ một số trường hợp có hình ảnh bong điểm bám dây chằng chéo trước hoặc mảnh sụn vỡ trong khớp.
Cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh mất tín hiệu, mất liên tục của dây chằng chéo trước, phù nề đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, tụ dịch trong khớp gối hoặc các tổn thương kèm theo (nếu có) của sụn chêm, dây chằng chéo sau…
Tổn thương dây chằng chéo trước có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc người bệnh không phẫu thuật nhưng cần kết hợp tập vật lý trị liệu. Quyết định phẫu thuật dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi, nhu cầu hoạt động của người bệnh và các chấn thương khác đi kèm nếu có.
Không cần phẫu thuật khi:
Lựa chọn điều trị phẫu thuật khi:
Đầu tiên, khi lựa chọn phẫu thuật, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra về chức năng tim, gan, phổi, thận để đảm bảo rằng chức năng của các bộ phận này hoạt động tốt, không có sự bất thường nào để đảm bảo an toàn cho việc gây mê hoặc gây tê trong phẫu thuật. Trong trường hợp có bất thường, người bệnh sẽ được điều chỉnh ổn định trước khi phẫu thuật.
Bác sĩ thăm khám trước khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo
Tiếp theo, người bệnh cần phải nhịn ăn trước khi phẫu thuật ít nhất 6-8 giờ và nhịn uống trước khi phẫu thuật 2 giờ. Trong thời gian đó, người bệnh sẽ được nhân viên y tế truyền thêm dịch truyền để ổn định cơ thể nếu cần thiết.
Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau. Ngay trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê. Khi gây tê, người bệnh sẽ hoàn toàn mất vận động và cảm giác nửa dưới cơ thể, còn khi gây mê, người bệnh sẽ ngủ trong lúc phẫu thuật, khi tỉnh dậy, cuộc phẫu thuật đã kết thúc. Thời gian phẫu thuật trung bình kéo dài khoảng 1 đến 1,5 giờ.
Để tái tạo lại dây chằng chéo trước, các bác sĩ sử dụng các dây chằng khỏe mạnh khác, gọi là mảnh ghép. Mảnh ghép gân tái tạo dây chằng chéo trước được lấy ra và tạo thành sợi gân mới.
Hiện nay, trong phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo trước, các bác sĩ thường hay sử dụng các gân cơ của chính bản thân người bệnh để làm 1 dây chằng chéo trước hoàn toàn mới. Các gân cơ thường được sử dụng bao gồm:
Gân bánh chè: Là gân nằm giữa xương bánh chè và đầu gối. Sử dụng gân bánh chè làm mảnh ghép giúp dây chằng chéo trước hồi phục nhanh hơn, tuy nhiên người bệnh sẽ có thêm đường mổ tại chỗ bánh chè. Một số người bệnh còn bị đau tại chỗ lấy gân khi quỳ gối hoặc ngồi xổm sau mổ.
Gân chân ngỗng (Gân Hamstring): Cũng là gân ngay tại chỗ đầu gối nhưng khi sử dụng gân này làm mảnh ghép, người bệnh sẽ không cần thêm 1 đường mổ nào khác và mức độ đau tại vị trí lấy gân sau mổ sẽ ít hơn so với lấy gân bánh chè.
Các mảnh ghép gân khác có thể lấy như là gân cơ mác dài ở cổ chân hoặc gân cơ tứ đầu đùi ở phía trên đầu gối.
Mảnh ghép gân nhân tạo hiện nay đã được quảng bá trên thị trường, tuy nhiên nghiên cứu ở Việt nam còn hạn chế và chưa có kết quả lâu dài.
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của trang thiết bị, kỹ thuật, phương tiện cố định mảnh ghép và sự đa dạng về chất liệu mảnh ghép. Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo lại dây chằng chéo trước giống với đặc điểm giải phẫu và chức năng của dây chằng chéo trước nguyên bản, nhằm phục hồi tối đa chức năng khớp gối.
Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo trước tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã thực hiện và triển khai toàn bộ các phương pháp điều trị nội soi tái tạo dây chằng chéo trước. Trong đó phải kể đến kỹ thuật tái tạo dây chằng chéo trước ít xâm lấn, ít đau sau mổ, tăng độ vững khớp gối, phục hồi vận động sớm là All- Inside đang được ứng dụng mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Phương pháp All - inside là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị đứt dây chằng chéo, thay vì thực hiện một vết mổ lớn, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội soi để tạo các đường hầm nhỏ bên trong xương và luồn dây chằng nhân tạo vào để thay thế cho dây chằng bị đứt.
Sau phẫu thuật, người bệnh được nằm lại để theo dõi và tập vật lý trị liệu giúp người bệnh có thể hoạt động nhẹ nhàng. Trong thời gian này, người bệnh được bác sĩ thăm khám, chụp phim X-quang kiểm tra sau mổ. Thông thường sau 5 ngày điều trị người bệnh được xuất viện khi đã đi lại được và không có bất thường gì sau mổ.
Khi xuất viện, người bệnh được dặn dò kỹ lưỡng và tập vật lý trị liệu theo chương trình để trở lại hoạt động như trước đây. Do vậy việc tái khám thường xuyên là điều cần thiết để theo dõi việc lành dây chằng, tránh các biến chứng sau mổ và cũng để bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho từng người bệnh.
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị dây chằng chéo trước bao gồm cả trước và sau phẫu thuật.
Vật lý trị liệu trước mổ: Phẫu thuật thường không được thực hiện ngay lập tức sau khi tổn thương dây chằng chéo trước vì điều này có thể làm tăng sinh sẹo quá mức, dẫn đến giảm biên độ vận động gối. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật được trì hoãn đến khi tình trạng sưng và phù nề được giải quyết hết, khi đó người bệnh có thể có duỗi và vận động khớp gối. Sử dụng đá lạnh để chườm hoặc nâng gối cao khi nằm nghỉ có thể giúp giảm phù nề. Thời gian giữa khi tổn thương dây chằng chéo trước và phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước phụ thuộc vào tốc độ lành vết thương của mỗi người, nhưng ít nhất là sau 2 đến 4 tuần kể từ ngày chấn thương.
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị dây chằng chéo trước bao gồm cả trước và sau phẫu thuật.
Vật lý trị liệu sau mổ: Sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, vật lý trị liệu sau mổ giúp phục hồi chức năng của các cơ, xương, khớp tại vị trí bị đứt dây chằng giúp giảm đau và giảm sưng, tăng khả năng vận động và tăng độ khỏe của các cơ vùng đùi, vùng gối và vùng cẳng chân.
Đi bộ, đi xe đạp tĩnh hay bơi lội sẽ giúp ích trong quá trình phục hồi tổn thương dây chằng chéo trước.
Để phòng ngừa đứt dây chằng chéo trước, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp an toàn trong tập thể dục và chơi thể thao như:
Làm ấm cơ thể: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, xoay khớp để làm ấm cơ bắp và khớp.
Kéo giãn: Tập trung kéo giãn các nhóm cơ xung quanh khớp gối như cơ tứ đầu, cơ đùi sau, cơ bắp chân.
Đảm bảo sự cân bằng tổng thể từ sức mạnh cơ chân. Cơ bụng và lưng khỏe mạnh giúp hỗ trợ khớp gối và cải thiện sự cân bằng của cơ thể.
Chọn giày có đế vững chắc, hỗ trợ tốt cho khớp gối và phù hợp với môn thể thao bạn tham gia.
Các kỹ thuật nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn, hạn chế chấn thương để tránh gây áp lực lên khớp gối.
Tập luyện có huấn luyện viên để được hướng dẫn chi tiết và sửa sai kịp thời.
Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy đau nhức, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Không ép bản thân tập luyện quá sức hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi.
Giảm cân nếu bạn thừa cân, việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối.
Bổ sung canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe.
Phòng ngừa đứt dây chằng chéo
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo. Nhờ kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu đau đớn. Kết hợp cùng chương trình vật lý trị liệu tại bệnh viện được thiết kế riêng cho từng người bệnh, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn