Nguyên nhân gây đau nhức khớp háng:
Theo chia sẻ của Bs.CKII Huỳnh Đặng Thanh Sơn, nguyên nhân gây đau khớp háng có thể chia làm 2 nhóm: chấn thương và không do chấn thương.
Chấn thương: do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao, vận động sai dẫn đến ảnh hưởng cấu trúc khớp háng làm tổn thương khớp. Dấu hiệu đầu tiên bắt đầu với những cơn đau, dần dần cơn đau tăng theo mức độ của chấn thương ở khớp háng.
Bên cạnh yếu tố chấn thương, nguyên nhân khớp háng bị thoái hóa còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
Tuổi tác cao: Khi tuổi càng lớn, tình trạng loãng xương trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng. Điều này lý giải vì sao người cao tuổi dễ bị thoái hóa khớp háng hơn.
Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng vượt quá mức sẽ tạo lực ép lên khớp háng khiến vị trí này bị quá tải, một thời gian lâu có thể sẽ bị thoái hóa khớp.
Do bẩm sinh: Không ít trường hợp ngay từ khi trẻ mới chào đời, cấu tạo khớp háng hoặc xương chân đã dị dạng.
Tiền sử bệnh về khớp: Những bệnh nhân có tiền căn mắc các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, trật khớp háng, viêm khớp do lao, hoại tử chỏm xương đùi… thì nguy cơ khớp háng bị thoái hóa là rất cao.
Yếu tố khác: Thoái hóa khớp háng có thể là hệ lụy của một số biến chứng từ nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố
Biến chứng của thoái hóa khớp háng:
Thoái hóa khớp háng gây ra biến đổi cấu trúc của khớp, diễn biến bệnh âm thầm nhưng hậu quả để lại không hề nhỏ nếu không phát hiện sớm có thể gây hư khớp dẫn đến tàn phế.
Thường xuyên gây ra các cơn đau khớp ảnh hưởng tới giấc ngủ gây rối loạn giấc ngủ, lo âu, có thể dẫn đến trầm cảm.
Đau nhiều làm giảm năng suất làm việc ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh.
Gây teo cơ vùng cạnh khớp háng, hạn chế vận động, thậm chí mất khả năng xoay người, gập người hay dạng háng.
Tăng cân khi không vận động cơ thể không được tiêu hao năng lượng dư thừa, dẫn đến tích trữ năng lượng dư thừa gây thừa cân, béo phì tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp...
Biến dạng khớp người bệnh không thể đi lại được, tàn phế gây ra gánh nặng cho người thân.
Khi nào cần phẫu thuật thay khớp háng:
Ban đầu nếu tình trạng còn thể điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác như thuốc giảm đau hoặc viêm, hỗ trợ đi lại, tiêm khớp và vật lý trị liệu. Nếu các biện pháp này không làm giảm đau và cứng khớp, phẫu thuật thay khớp háng có thể cần thiết để phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Có nhiều lý do để bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp háng. Những bệnh nhân phù hợp để phẫu thuật thay khớp háng thường có:
Đau khớp háng làm hạn chế các hoạt động thường ngày, như đi bộ hoặc gập người;
Đau khớp háng vẫn tiếp tục duy trì khi nghỉ ngơi, dù ban ngày hay ban đêm;
Cứng khớp háng làm hạn chế khả năng di chuyển hoặc nâng nhấc chân;
Các hỗ trợ từ thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu hoặc dụng cụ hỗ trợ đi bộ vẫn không đủ để giảm đau.
Bên cạnh đó, thay khớp háng nhân tạo thường được áp dụng cho các bệnh lý gây tổn thương nặng tới khớp háng như:
Phẫu thuật thay khớp háng:
Thay khớp háng nhân tạo (bán phần hoặc toàn phần) là phẫu thuật chỉnh hình, trong đó phần khớp háng bị hư hỏng, tổn thương được thay thế bằng khớp nhân tạo, giúp hồi sinh vận động cho người bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng các đường mổ phía trước, trước bên và phía sau, cắt các cơ bao khớp quanh háng để đi vào trong khớp háng.
Đối với những người bệnh gãy cổ xương đùi và trên người bệnh lớn tuổi thì sẽ ưu tiên thay khớp háng bán phần. Với những trường hợp hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng thì sẽ thay mới hoàn toàn ổ khớp vì vậy kỹ thuật thay khớp háng toàn phần sẽ phù hợp.
Phẫu thuật thay khớp háng có ưu điểm đường mổ nhỏ ít xâm lấn, ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian phẫu thuật ngắn, độ chính xác cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm thời gian và chi phí điều trị; khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại hoạt động bình thường.
Lưu ý với người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng:
Đối với bệnh nhân thay khớp háng cần bổ sung các nhóm thức ăn giàu canxi, hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, rau xanh và thực phẩm giàu protein để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục. Hạn chế những thực phẩm cay nóng và kiêng tuyệt đối các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
Bên cạnh đó tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật rất quan trọng, người bệnh cần được hướng dẫn những bài tập phù hợp để tập tại nhà trước khi xuất viện.
Thay khớp háng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn được biết đến là địa chỉ uy tín giúp người bệnh lựa chọn thay khớp háng nhân tạo điều trị thoái hóa khớp háng trên địa bàn TPHCM:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn