Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm dưới gan, có chức năng dự trữ mật – một chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo. Khi túi mật bị viêm, có thể gây ra những cơn đau quặn dữ dội ở hạ sườn phải và tăng khi hít vào sâu.
Nếu cơn đau lan lên vai phải và sau lưng, kèm theo nôn, sốt hoặc vàng da (biểu hiện tắc mật) thì cần điều trị sớm để tránh viêm túi mật gây biến chứng nguy hiểm.
Viêm túi mật là tình trạng viêm của túi mật, thường do sự tích tụ của sỏi mật. Sỏi mật có thể chặn ống dẫn mật, gây ra đau bụng và các triệu chứng khác.
Đây là loại viêm túi mật phổ biến nhất. Sỏi mật hình thành trong túi mật là những tinh thể rắn tạo thành do sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, bilirubin hoặc các chất khác gây tắc nghẽn và viêm nhiễm. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng hơn so với viêm túi mật mãn tính.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm túi mật cấp tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như áp xe túi mật, xảy ra khi túi mật bị viêm mủ kéo dài. Khi áp xe túi mật vỡ hoặc khi vi khuẩn từ một ổ nhiễm trùng khác trong bụng lan ra, biến chứng nguy hiểm có thể gặp là viêm nhiễm toàn bộ hoặc một phần lớp màng mỏng bao phủ bên trong ổ bụng (còn gọi phúc mạc).
Viêm túi mật mãn tính là tình trạng viêm kéo dài, thường do các đợt viêm cấp tính lặp đi lặp lại. Triệu chứng có thể nhẹ hơn và xuất hiện âm ỉ hơn so với viêm cấp tính. Viêm túi mật mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ hóa túi mật, giảm chức năng túi mật và tăng nguy cơ ung thư túi mật.
Một số trường hợp viêm túi mật không có sự hiện diện của sỏi. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng túi mật, chấn thương túi mật, các bệnh lý tự miễn và rối loạn chuyển hóa.
Có một số dấu hiệu thường gặp của viêm túi mật, bao gồm:
Đau hạ sườn phải: Đau thường xuất hiện ở phía trên bên phải hoặc vùng hạ bụng sau sườn phải.
Buồn nôn và nôn ói: Người bị viêm túi mật thường cảm thấy buồn nôn và có thể nôn mửa, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Khó chịu và đầy hơi sau khi ăn: Người bị viêm túi mật có thể cảm thấy khó chịu hoặc đầy hơi sau khi ăn. Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Thay đổi vị giác: Một số người có thể cảm thấy có sự thay đổi trong khẩu vị hoặc cảm nhận vị giác không bình thường.
Mệt mỏi: Viêm túi mật có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và yếu đuối chung.
Ngứa da: Trong một số trường hợp, người bị viêm túi mật có thể cảm thấy ngứa da hoặc da có thể trở nên vàng do các vấn đề liên quan đến gan.
Tuy nhiên dấu hiệu của viêm túi mật cũng thay đổi theo từng giai đoạn.
Dấu hiệu của viêm túi mật diễn theo từng giai đoạn:
Có 4 giai đoạn viêm túi mật, trong đó từng dấu hiệu sẽ khác nhau.
Giai đoạn 1: Túi mật căng to
Bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị quặn từng cơn, những cơn đau quặn do sự tắc nghẽn của sỏi ở cổ túi mật. Cơn đau này thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày. Nó thường xảy ra sau bữa ăn nhiều chất béo, cholesterol và có thể xảy ra vào ban đêm.
Buồn nôn và nôn: Bệnh nhân không giảm đau sau khi nôn. Những dấu hiệu này có thể thấy trong giai đoạn đầu.
Giai đoạn 2: Viêm túi mật mủ
Đau bụng liên tục khu trú tại hạ sườn phải, có thể đau sau lưng hoặc đau ở vai phải.
Toàn thân: Bệnh nhân bắt đầu thấy dấu hiệu sốt, thường không sốt cao trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Túi mật hoại tử
Đôi khi nếu tình trạng này diễn biến cấp tính sẽ dẫn tới hoại tử túi mật. Lúc này bệnh nhân không chỉ đau khu trú tại hạ sườn phải mà đau lan tỏa khắp cả bụng.
Toàn thân: Bệnh nhân sốt cao, người rất mệt mỏi.
Xét nghiệm bạch cầu tăng cao, CRP dương tính.
Giai đoạn 4: Thủng túi mật
Thông thường bệnh nhân nếu không điều trị đúng cách có khoảng 10% tiến triển nặng dẫn tới thủng túi mật, thời gian khoảng 48 - 72h sau khi có các dấu hiệu đầu.
Đôi khi có thể xảy ra sớm hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường, viêm tắc động mạch...
Giai đoạn này bệnh nhân đau bụng dữ dội, sốt tăng cao kèm theo rét run, toàn thân có hội chứng sốc nhiễm khuẩn nhiễm độc... cần phải tiến hành điều trị ngay, nếu không bệnh nhân tử vong do sốc nhiễm trùng.
Viêm túi mật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm túi mật, nhưng một số nhóm người sẽ có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Trong một số trường hợp viêm túi mật cấp, khi sỏi mật làm tắc nghẽn ống mật chung, người bệnh có thể bị vàng da. Các triệu chứng bao gồm da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, ngứa da và nước tiểu sẫm màu. Vàng da kèm theo sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Khám lâm sàng:
Xét nghiệm công thức máu:
Xét nghiệm công thức máu giúp hỗ trợ chẩn đoán viêm túi mật thông qua các chỉ số cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn bao gồm:
Chẩn đoán hình ảnh:
Siêu âm bụng: Siêu âm bụng là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất để chẩn đoán viêm túi mật. Đây là phương pháp có độ nhạy cao, không xâm lấn, an toàn, nhất là với phụ nữ có thai. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của túi mật và các cơ quan lân cận.
Phát hiện sỏi mật: Siêu âm có thể phát hiện sỏi trong túi mật và ống dẫn mật.
Xác định tình trạng viêm: Có thể thấy thành túi mật dày lên > 4mm hoặc dịch quanh túi mật cho thấy tình trạng viêm.
Chụp CT (Chụp cắt lớp vi tính): Chụp CT bụng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh rõ nét giúp đánh giá tình trạng viêm túi mật. Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với siêu âm và có thể xác định các biến chứng viêm nhiễm và áp xe quanh túi mật.
Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ): Chụp MRI có thể được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt khi có nghi ngờ về các vấn đề khác trong hệ tiêu hóa. Phương pháp này cung cấp hình ảnh rõ nét của các tổn thương phần mềm và không sử dụng bức xạ.
Dựa trên tình trạng và mức độ nghiêm trọng của viêm túi mật, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp viêm túi mật cấp tính ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng chưa quá nặng. Mục tiêu của phương pháp này là giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
Đối với tình trạng viêm túi mật, người bệnh thường được chỉ định nằm viện để theo dõi và kiểm soát hiệu quả. Một số phương pháp có thể áp dụng nhằm cải thiện triệu chứng bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị tối ưu. Đặc biệt, cắt bỏ túi mật nội soi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì hiệu quả cao và ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn và hồi phục nhanh.
Sau khi cắt bỏ túi mật, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, thay vì được lưu trữ trong túi mật như bình thường. Ngay cả khi không có túi mật, cơ thể người bệnh vẫn có thể thực hiện tiêu hóa thức ăn.
Để phòng ngừa viêm túi mật, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc trong lối sống và chế độ ăn uống như sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Giảm chất béo: Hạn chế đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt.
Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Uống đủ nước: Giúp làm loãng mật và giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Duy trì cân nặng hợp lý:
Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Ăn uống điều độ, tránh ăn quá no.
Kiểm soát bệnh tiểu đường:
Theo dõi đường huyết và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khám sức khỏe định kỳ:
Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn có áp dụng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Nguồn tài liệu tham khảo:
|
Acute cholecystitis xem tại: https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/stomach-liver-and-gastrointestinal-tract/acute-cholecystitis
|